Ăn Mít Có Tốt Không? Ăn Nhiều Mít Có Tác Hại Gì?
Mít là một loại trái cây ngon và nhiều dưỡng chất, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều.
Hàm lượng dinh dưỡng của mít
Mít là một loại trái cây giàu khoáng chất và vitamin. Trong 100g mít chín có thể bổ sung nhiều dưỡng chất như:
- Chứa khoảng 94 calo
- 23.5g carbs
- 4g chất xơ
- 110 IU vitamin A
- Các vitamin nhóm B như vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9
- 13.7mg vitamin C
- Vitamin E
- 303mg kali
- 34mg canxi
- 37mg magie
- Phốt pho
- Sắt
- Các chất chống oxy hóa như isoflavones, saponin, lignans...
Đây đều là những dưỡng chất cần thiết và có lợi cho sức khỏe.
Ăn mít có tốt không?
Ăn mít đúng cách và đúng liều lượng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Hỗ trợ sức khỏe xương và cơ bắp
Mít chín là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho cơ thể, giúp tăng cường quá trình xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin C và magie trong mít cũng giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi diễn ra một cách hiệu quả. Trẻ em ăn mít vừa phải cũng giúp tăng chiều cao, còn người lớn thì ngừa tình trạng loãng xương.
Hơn nữa, các vitamin nhóm B trong mít còn hỗ trợ phát triển cơ bắp, giúp bạn có vóc dáng săn chắc.
Hỗ trợ huyết áp
Mít cho nhiều kali, mà kali là một chất có khả năng giảm huyết áp, vậy nên bổ sung mít thường xuyên, đúng cách cũng có thể hạn chế nguy cơ bị đột quỵ và đau tim một cách tự nhiên.
Cung cấp năng lượng tức thì
Mít chín chứa đường fructose và sucrose tự nhiên, cung cấp năng lượng ngay tạm thời. Carbohydrate trong mít cũng giúp cơ thể sản sinh năng lượng. Ăn 100g mít cung cấp khoảng 94 - 100 calo, giúp bạn bổ sung năng lượng, từ đó giúp duy trì hoạt động thuận lợi.
Tăng cường đề kháng của cơ thể
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, mà mít chín lại có lượng vitamin C cao, nhờ vậy mà khi ăn mít bạn cũng có thể củng cố sức đề kháng của bản thân.
Theo khuyến nghị, nam và nữ trưởng thành cần nạp vitamin C, cụ thể phụ nữ mỗi ngày cần bổ sung khoảng 75mg vitamin C, trong khi đó nam giới cần nhiều hơn khoảng 90mg vitamin C. Chỉ cần ăn 100g mít chín, bạn đã đáp ứng được 15,2% đến 18,2% nhu cầu hàng ngày. Mít chín giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các bệnh liên quan đến cảm lạnh và hô hấp.
Nên mít là một thực phẩm có thể giúp bạn phòng ngừa cách bệnh vặt, bạn có thể thêm nó vào chế độ ăn uống của mình.
Có lợi cho da và mắt
Vitamin A trong mít có lợi cho cả làn da và mắt. Bên cạnh đó, vitamin này có phòng các bệnh về mắt, bao gồm quáng gà.
Cải thiện tiêu hóa
Nhiều chuyên gia cho rằng mít có lợi cho tiêu hóa. Chất xơ trong mít dồi dào, giúp loại bỏ màng nhầy ở niêm mạc ruột và kích thích nhu động ruột, từ đó thải cặn bã, ngừa tình trạng táo bón. Vitamin C, vitamin nhóm B cùng các chất chống oxy hóa trong mít còn có khả năng chống viêm nhiễm ở hệ tiêu hóa.
Ngừa tình trạng thiếu máu
Mít cũng chứa hàm lượng sắt cao, nên có thể giúp ngừa tình trạng thiếu máu và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Những người muốn giảm cân thì có thể bổ sung một lượng mít chín cây để nạp thêm sắt, tránh bị thiếu sắt cũng hạn chế ảnh hưởng đến cân nặng.
Ăn nhiều mít có tác hại gì?
Khi lạm dụng ăn quá nhiều mít bạn có thể gặp phải những vấn đề như:
Mít gây nóng
Mít có tính nóng nên nếu bạn ăn nhiều sẽ làm cơ thể tăng sinh nhiệt, có thể gây nổi mụn, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Ăn quá nhiều mít có thể khiến bạn cảm thấy bức bối và khó chịu hay ở những người nhạy cảm thì nó có thể làm bạn bị phát ban.
Mùi hôi sau khi ăn mít
Mít chín thơm ngon, nhưng sẽ gây mùi hôi trên cơ thể nếu bạn ăn nó quá nhiều. Không những vậy mùi mít bài tiết qua tuyến mồ hôi nên có thể khiến nhiều bộ phận trên cơ thể có mùi như hôi miệng, nách, chân và vùng kín.
Tác động đến sức khỏe
Lượng đường trong mít khoảng 50-60 GI, tuy nó ở mức trung bình, nhưng nếu bạn ăn nhiều mít có thể làm tăng lượng đường trong máu và huyết áp. Ăn nhiều mít cũng có thể khiến bạn tăng cân. Ngoài ra còn có những tác động như:
- Mít chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dễ gây đầy bụng và khó tiêu.
- Ăn nhiều ảnh hưởng đến thận do lượng kali cao.
- Đối với người có vấn đề về sức khỏe như gan nhiễm mỡ, suy thận, tiểu đường, huyết áp cao, cần tránh ăn mít để không ảnh hưởng tới bệnh tình, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn
Hãy cân nhắc khi thưởng thức mít để tận dụng lợi ích và tránh những tác động không mong muốn!
Cách ăn mít có lợi cho sức khỏe
Ăn mít đúng cách, đúng liều lượng có thể tận dụng lợi ích của loại trái cây này. Dưới đây là một số gợi ý:
Không ăn mít khi đói
Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng. Ăn lúc đói có thể khiến cơ thể bị đầy bụng và khó tiêu hóa. Ngoài ra, không ăn mít vào ban đêm hay trước khi bạn đi ngủ.
Ăn vừa phải
Bạn chỉ nên ăn mít khoảng 4- 5 múi, không nên ăn quá nhiều và ăn liên tục. Nếu bạn ăn 4- 5 múi nhưng chưa đã cơn thèm thì có thể chờ 2 tiếng sau chẳng hạn, ăn thêm 1- 2 múi nữa.
Chọn mít chín cây
Mít tươi chín cây là loại mít ngon và chất lượng, bạn tránh mua mít ngâm hóa chất. Vậy nên, hãy chọn những nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng mít. Mua những múi mít tươi, dai, khô ráo, màu sắc tự nhiên và có mùi thơm đặc trưng.
Kết hợp với các loại hoa quả khác
Bạn không nên chỉ ăn một mình mít, thay vào đó hãy ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả khác nhau. Nếu bạn có cơ địa nóng hay đang nổi mụn, phát ban thì nên tránh ăn mít.