Loại Rong Biển Nào Nấu Canh Ngon Nhất?
Rong biển có rấ nhiều loại với màu sắc và kích thước khác nhau. Vậy nấu canh rong biển bằng loại nào thì ngon nhất? Cùng 1Shop.vn tìm hiểu ngay nhé.
Rong biển là thực phẩm nào?
Rong biển là một loại thực vật sống ở dưới đáy biển, còn được gọi là tảo bẹ, thuộc nhóm tảo đa bào, nhưng không có cùng nguồn gốc với tảo nâu, tảo đỏ hay tảo lục. Xuất hiện từ hơn 10 nghìn năm trước, rong biển đã trở thành một phần quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, rong biển mà còn được ưa chuộng ở các vùng khác như quần đảo Thái Bình Dương và các nước Nam Mỹ ven biển...
Rong biển có nhiều màu sắc từ đỏ, nâu đen đến xanh lá cây. Nó sinh trưởng được cả ở nước mặn và nước lợ, ở trên các vách đá, rạn san hô hoặc ở những tầng nước sâu nhưng ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được là những khu vực rong biển thường mọc và sinh trưởng.
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B12, canxi, i-ốt,... và mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe.
Loại rong biển nào nấu canh ngon nhất?
Rong biển là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều loại khác nhau với nhiều màu sắc, từ đỏ, xanh lá cây đến nâu đen. Loại thực phẩm này có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, tuy nhiên nổi bật nhất là canh rong biển.
Vậy loại rong biển nào dùng để nấu canh ngon nhất? Cùng khám phá ngay nhé!
Tảo bẹ
Tảo bẹ là một loại rong biển ưu thích sống ở vùng nước nông, phổ biến trên các bờ biển khắp thế giới. Đây là loại tảo có lượng muối khoáng cao, giàu i-ốt, giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, vitamin B trong tảo bẹ giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ việc chuyến hóa tế bào, còn canxi trong loại rong biển này giúp xương khỏe mạnh và hỗ trợ cơ bắp.
Tảo bẹ thường được dùng để món súp hay canh rong biển, hoặc sử dụng tảo bẹ tươi để làm salad, hoặc sấy khô...
Rong biển Wakame
Rong biển Wakame là một loại rong biển màu nâu khá quen thuộc, còn gọi là Undaria pinnatifida, họ Chigaisoidae. Đây là một trong các loại rong biển được yêu thích ở Nhật Bản và nhiều nước châu Á, nhờ nó có vị ngọt dịu. Miền nam Hokkaido, Nhật Bản là khu vực có nhiều lợi rong biển này. Rong biển Wakame được người Nhật xem là "thực phẩm trường thọ" nhờ nó rất tốt cho sức khỏe. Loại này cũng được chế biến thành rong biển khô, giúp bạn sử dụng và bảo quản dễ dàng hơn.
Rong biển Wakame là thực phẩm lý tưởng cho những người muốn giảm cân, cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Nó vừa ngon lại dễ chế biến và không có mùi tanh, có thể dùng trong nhiều món ăn khác nhau như sushi, cơm cuộn, canh rong biển,...
Rong biển Kombu
Rong biển Kombu được tìm thấy nhiều ở vùng biển phía Bắc của đất nước Nhật Bản, là một trong những loại rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt nó là loại rong biển có hàm lượng canxi cao nhất. Rong Kombu có nhiều công dụng như giúp tăng cường vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện tiêu hóa và giúp loại bỏ chất cặn bã ra ngoài hiệu quả. Điều này giúp đường ruột thông thoáng, thúc đẩy hoạt động hấp thu canxi. Rong biển Kombu sấy khô thì còn có một lớp bột trắng mịn – đó là axit amin glutamine, rất tốt cho sức khỏe.
Rong Kombu không có mùi tanh, dễ chế biến, và nấu đa dạng các món ăn ngon như món súp, món hầm,... Ngoài ra, người ta còn dùng nó để làm mềm thực phẩm.
Rong nho
Rong nho là một loại tảo biển tự nhiên, tập trung nhiều ở các khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhờ hình dáng giống chùm nho thu nhỏ, nên được gọi là rong nho. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lượng calo thấp, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rong nho chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đáng chú ý là canxi, sắt..., Rong nho giúp thải độc gan, nhuận trường, điều hòa đường huyết, giảm cholesterol, làm đẹp da rất hiệu quả.
Rong nho có thể chế biến thành nhiều món ngon như canh hải sản, gỏi chua, kết hợp cùng đậu hũ hoặc rau củ tươi đều được.
Tuy nhiên, do nó có mùi tanh đặc trưng, nên người lần đầu ăn có thể hơi khó ăn, bạn có thể ăn rong nho kèm với các thực phẩm khác hay nấu chung với nguyên liệu khác để giảm bớt mùi này.
Rong biển chỉ vàng
Rong biển chỉ vàng, hay rong câu chỉ vàng, không chỉ là món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng. Nhờ có hàm lượng cao chất xơ, carbs, protein cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể. Rong biển chỉ vàng giúp bổ máu, có lợi cho cho tim, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa...
Thực phẩm này có thể làm nhiều món ăn đa dạng như làm nộm, xào, rán, hoặc nấu chè.
Rong biển Arame
Rong biển Arame là một loại rong biển cũng có nhiều dưỡng chất tương tự rong biển wakame, nhờ hương vị thơm ngon mà loại arame này thường được dùng để chế biến các món canh hay xào chung cùng thịt hay rau xanh, mang đến những món ăn hấp dẫn.
Rong biển Arame còn biết đến với công dụng hỗ trợ giảm huyết áp.
Rong biển Hijiki
Rong biển Hijiki có lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, canxi và sắt, đặc biệt nó còn chứa thành phần fucoidan, có tác dụng chống oxy hóa. Rong biển Hijiki còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như tăng cường hệ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể, củng cố sức khỏe của xương, giảm cholesterol, cải thiện giấc ngủ, điều hòa hormone và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Rong biển này có dạng sợi ngắn, màu nâu. Thường được chế biến dưới dạng khô, khi muốn nấu bạn chỉ cần ngâm nước và rửa sạch rồi mang đi nấu những món ăn mình yêu thích.
Rong biển Kanten
Rong biển Kanten do mùi vị không được hấp dẫn nên nó cũng không phổ biến bằng các loại rong biển khác. Nhưng thực phẩm này có lượng chất xơ và vitamin D, không chứa calo. Nó giúp hạ huyết áp và mỡ, thường được chế biến bằng cách nấu canh hay kết hợp với trái cây.
Những lưu ý khi sử dụng rong biển
Khi sử dụng rong biển, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa lợi ích sức khỏe:
Chọn rong biển chất lượng
Trên thị trường có rất nhiều loại rong biển, do đó, khi mua rong biển thì bạn nên chọn các nguồn uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Rong biển có thể hấp thụ các kim loại nặng từ môi trường nước, vì vậy chọn sản phẩm có chứng nhận an toàn hay từ những vùng thu hoạch rong biển trong lành.
Lượng sử dụng hợp lý
Mặc dù rong biển rất giàu dinh dưỡng, nhưng bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa i-ốt, sẽ gây ra nhiều vấn đề xấu cho tuyến giáp. Nên ăn rong biển một cách điều độ, nên sử dụng quá 1-2 lần/tuần.
Kiểm tra hạn sử dụng
Mua rong biển đóng gói khi mua bạn cần chú ý đến hạn sử dụng. Rong biển khô có thể bảo quản lâu dài, nhưng nếu đã qua hạn sử dụng, chất lượng và hương vị của rong biển sẽ bị giảm đi và nếu ăn đồ hết hạn có thể không tốt cho sức khỏe. Còn trong quá trình bảo quản, nếu bạn thấy rong biển có mùi lạ, hoặc có dấu hiệu mốc, thì không nên sử dụng.
Bảo quản rong biển đúng cách
Rong biển khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Rong biển tươi nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo hương vị và dưỡng chất của thực phẩm này.
Ngoài ra, khi nấu bạn nên rửa sạch rong biển kỹ càng rồi mới mang đi chế biển.
Không thay thế hoàn toàn rau xanh
Dù rong biển là một nguồn dinh dưỡng phong phú, cũng như giàu chất xơ. Tuy nhiên, thứ nhất là nó chứa nhiều i ốt, thứ 2 là nó không có đầy đủ các chất mà cơ thể cần, vì vậy bạn không được sử dụng rong biển là thay thế hoàn toàn cho rau xanh trong chế độ ăn uống. Thay vào đó, bạn cần bổ sung các loại rau củ tươi đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể. Đồng thời cũng có một thực đơn ăn uống khoa học từ các nguồn thực phẩm khác nhau như cá, thịt, tôm, trái cây, các loại hạt, đậu....
Kiểm tra dị ứng
Nếu bạn có tiền sử dị ứng với hải sản hoặc các loại tảo biển, hãy thử một lượng nhỏ rong biển trước, sau đó xem xét phản ứng của cơ thể coi thử có gì bất thương không. Các dấu hiệu dị ứng có thể bao gồm ngứa, nổi mẩn đỏ,... nếu khi ăn bạn bị các triệu chứng bất thường thì nên ngừng và hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Các rủi ro khi ăn nhiều rong biển?
Việc ăn quá nhiều rong biển sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Có thể gây rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy... do rong biển có lượng chất xơ cao
- Gây dư thừa i ốt gây ra các vấn đề tiêu cực
- Nguy cơ bị tích tụ kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium do rong biển sinh trưởng ở đáy biển
- Có thể giảm hiệu quả của thuốc nếu bạn không sử dụng hợp lý, do nó chứa nhiều vitamin K, nên thuốc chống đông máu có thể bị giảm tác dụng khi sử dụng chung với rong biển
- Nguy cơ tích tụ natri, có thể gây bệnh tim hay huyết áp.
Không kết hợp rong biển với thực phẩm nào?
Không ăn rong biển cùng cam thảo, huyết heo, phô mai, xúc xích, lòng đỏ trứng, trái cây ngâm chua, quả hồng, trà...