Top 6 Hợp Chất Nổi Bật Có Trong Trà Và Những Công Dụng Của Chúng
Trà có nhiều loại khác nhau, như trà xanh, trà đen, trà ô long, bạch trà....tùy thuộc vào cách chế biến, mà trà có màu sắc, hương vị và công dụng khác nhau.
Văn hóa truyền thống sử dụng trà từ thời xưa
Trà là một đồ uống có lịch sử lâu đời và phổ biến ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc.
Trà đối với Việt Nam:
- Trong văn hóa Việt, trà không chỉ để uống, mà còn là một phương pháp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Theo quan niệm dân gian, trà có khả năng thanh lọc và giải độc, đặc biệt là đối với những người đã tiêu thụ nhiều rượu hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Trà còn xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống như cầu may, lễ cưới, lễ tang.... Trà cũng là một phần không thể thiếu trong các buổi gặp gỡ, giao lưu, họp mặt gia đình, bạn bè, đối tác.... Thưởng trà là một văn hóa và lòng mến khách của người Việt.
Trà đối với Nhật Bản:
- Nhật Bản nơi trà trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa và tôn giáo. Tại Nhật Bản, việc thưởng thức trà không chỉ là để giải khát, mà là một nghi lễ, diễn ra trong nhiều tình huống khác nhau như hội nghị, buổi tiệc, hay tại gia đình. Có nhiều loại trà khác nhau, như trà xanh (matcha), được phục vụ theo cách đặc biệt trong các lễ trà truyền thống.
Trà đối với Trung Quốc:
- Tại Trung Quốc, trà cũng có một lịch sử lâu dài và được coi là một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe. Trong triết lý phương Đông, trà không chỉ là một thức uống, mà còn là một phương pháp giúp tinh thần trở nên sảng khoái và tâm hồn thư thái. Người Trung Quốc trước đây đã sử dụng trà như một phương pháp chữa bệnh và làm dịu bớt cảm giác nóng trong cơ thể.
Lý do người thời trước uống trà và tác dụng của trà?
Trà không chỉ là một thức uống mà còn là một phần không thể thiếu của đời sống con người từ hàng ngàn năm trước. Trong vũ trụ đa dạng của hàng triệu loài thực vật, tại sao lại có sự lựa chọn đặc biệt của người xưa hướng về trà như một thức uống dưỡng sinh?
Đây là một lý do mà hiện nay nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích bằng những công nghệ hiện đại và đã rút ra được và hiểu được là vì sao mà người xưa lại chọn trà như một phần quan trọng trong lối sống lành mạnh và dưỡng sinh?
Theo những khám phá của khoa học hiện đại ngày nay đã phân tích ra được trong trà có hơn 30.000 hợp chất hữu cơ khác nhau. Trong đó 8 loại hợp chất đặc biệt đáng chú ý đã được xác định và nghiên cứu sâu rộng từ lĩnh vực y học, tác dụng của 8 loại hợp chất này trong đó gồm:
- Vitamin trong trà xanh. Các vitamin trong trà rất phong phú vitamin như vitamin A vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin E, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Diệp lục tố - hợp chất có màu xanh, ở trong thực vật thì luôn có hàm lượng diệp lục tố rất cao.
- Caffein một thành phần giúp tăng cường tinh thần và tỉnh táo, mặc dù hàm lượng nó trong trà thấp hơn so với cà phê
- Axit Loric có thành phần đặc biệt là theanin, nó là một hợp chất mà có tính chất nó trái ngược với caffein
- Poly-phenol là một hợp chất chiếm tỉ lệ rất cao ở trong trà, hợp chất này nó chiếm khoảng 36 - 38% trong các loại trà rừng tự nhiên. Còn các loại trà trồng khác thì ít hơn khoảng 5 - 10%
- Carotenoids là cái hợp chất trong củ cà rốt chứa rất nhiều. Đây cũng là những cái hợp chất quan trọng ở trong trà
- Epigallocatechin gallate (còn gọi EGCG) là một polyphenol tự nhiên, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe và thường xuất hiện trong các sản phẩm quảng cáo lành mạnh.
Tất cả những khám phá này chứng minh rằng, từ ngàn xưa đến ngày nay, trà không chỉ là một thức uống, mà còn có lợi cho sức khỏe .
Top 6 hợp chất nổi bật có trong trà và những công dụng của chúng
Top 6 hợp chất nổi bật có trong trà gồm:
Hợp chất EGCG - Epigallocatechin Gallate
EGCG (Epigallocatechin Gallate) là một hợp chất quan trọng được tìm thấy trong trà, đặc biệt là trong trà xanh. Đây không chỉ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc làm chậm quá trình lão hóa tế bào và cải thiện tuổi thọ.
EGCG đặc biệt có khả năng ức chế quá trình trao đổi chất tế bào, làm chậm lại quá trình nhân đôi tế bào. Kết quả là, tuổi thọ của tế bào được kéo dài, góp phần vào sự trẻ trung và làm chậm quá trình lão hóa.
Sử dụng trà thường xuyên, đúng liều lượng và hợp lý không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình trẻ hóa cơ thể. Điều này là kinh nghiệm sống thọ, khỏe mạnh của những người già 100 tuổi, và họ thường kể về việc dùng trà như một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và làm thức uống dưỡng sinh.
Hợp chất polyphenol
Polyphenol là một chất hóa học có khả năng chống oxy hóa rất cao và mạnh mẽ, giúp chống lại với các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do hiệu quả. Chúng ta đều biết rằng gốc tự do là những chất độc hại được hấp thụ qua ăn uống, hô hấp và môi trường xung quanh. Gốc tự do làm cho tế bào của chúng ta bị biến đổi một cách sai lệch, làm cho các chức năng của tế bào bị suy giảm và là nguyên nhân của những bệnh lý khó chữa trị, nghiêm trọng hơn là ung thư.
Polyphenol tương tác được với mọi gốc tự do sẽ giúp cho cơ thể đẩy chúng ra ngoài. Lúc đó sẽ tạo ra muối và muối sẽ được cơ thể thải ra qua mồ hôi hoặc nước tiểu; nhờ vậy mà tế bào và cơ thể không chứa gốc tự do nữa.
Bên cạnh đó, polyphenol cũng có thể giúp cho tế bào chịu được các ảnh hưởng từ những tia bức xạ như tia UV hay là những bức xạ từ những chất phóng xạ nhờ có tác dụng tái tạo cấu trúc tế bào. Nghĩa là khi polyphenol tiến vào bên trong tế bào thì nó giúp nối lại những phần bị gãy trong tế bào giúp cho tế bào hoàn chỉnh lại.
Không những vậy polyphenol còn giúp trung hòa, phản ứng hòa tan được lipid. Nghĩa là chất béo trong cơ thể được hòa tan, giúp cho tế bào được làm sạch, đồng thời đường trong máu cũng được loại bỏ chất béo, giúp máu không bị nhiễm mỡ. Và những ai bị thừa cân, béo phì sẽ được giảm cân mà lúc này nó sẽ chuyển hóa chất béo thành năng lượng và cơ. Nhờ vậy mà giúp cho cơ thể chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhàng và săn chắc hơn.
Đặc biệt, polyphenol còn giúp tăng độ bền của thành mạch máu. Khi mà sự liên kết của polyphenol giúp cho thành mạch máu sẽ được bền vững và điều đó giúp cho hệ thống tuần hoàn được khỏe mạnh và giúp giảm nguy cơ bị các bệnh như là đột quỵ, xơ cứng động mạch.
Hợp chất caffein
Trong trà có hàm lượng caffein giúp cho bạn duy trì sự tỉnh táo, sảng khoái và bổ sung năng lượng. Uống một ly trà xanh khi cảm thấy mệt mỏi trong công việc hay học tập sẽ giúp bạn thư giãn và minh mẫn hơn.
Caffeine có những tác dụng chủ yếu như: làm tỉnh táo hơn và lợi tiểu nhẹ. Caffeine còn có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương (CNS), giúp bạn không bị buồn ngủ và nâng cao hiệu suất làm việc trí tuệ hoặc thể lực.
Uống trà trước khi vận động nhẹ nhàng cũng có lợi cho sức chịu đựng của bạn (do ảnh hưởng của caffeine).
Đặc biệt ở đây là hàm lượng caffein trong trà thấp hơn cà phê.
Diệp lục tố
Diệp lục tố ( chất diệp lục ) có bản chất tương tự như EGCG nhưng diệp lục tố ở đây là tác động trực tiếp lên các tế bào da. Tế bào biểu bì hấp thụ rất mạnh chất diệp lục này. Nếu hấp thụ chất diệp lục và kết hợp với EGCG tốt thì bạn sẽ có một làn da mịn màng.
Hợp chất theanin
Theanin và caffein là hai hợp chất trong trà có tác động trái ngược nhau đối với tình trạng thần kinh và sự thoải mái của cơ thể. Theanin, giống như một "người phụ tá," giúp thần kinh ở trạng thái thư thái, không gây hưng phấn quá mức, mà vẫn mang lại cảm giác thoải mái. Ngược lại, caffein giúp kích thích thần kinh và tăng sự hứng khởi, giữ cho cơ thể trong trạng thái tỉnh táo, duy trì năng lượng.
Hợp chất Cacbonhydrate
Trong quá trình chế biến trà, hàm lượng tinh bột lớn có thể chuyển hóa thành đường glucose, tạo nên hương vị ngọt đặc trưng của trà. Kỹ thuật chế biến và chăm sóc cây trà cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của trà, giúp hàm lượng glucose cao. Ngược lại, nếu quá trình chế biến không được thực hiện tốt, có thể dẫn đến cháy nhiệt, khiến đường glucose chuyển đổi thành xenlulozo hoặc tinh bột bị cháy, làm mất đi vị ngọt và hậu vị của trà.
Trong khi đó, vị ngọt từ đường glucose trong trà không giống với vị ngọt từ đường chiết xuất, nói chung là thanh và lưu giữ được lâu trong khoang miệng. Nếu trà được chăm sóc tốt và giữ nguyên các dinh dưỡng, vị ngọt của trà trở nên thanh mát và lâu bền.
Ứng dụng của trà xanh trong cuộc sống
Nhờ các hợp chất có lợi cho sức khỏe, trà xanh đã trở thành một nguồn cung ứng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhờ vào tính chất chống oxy hóa và kháng viêm của nó. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của trà xanh:
- Thực phẩm chức năng: Trà xanh là thành phần trong một số thực phẩm chăm sóc sức khỏe như thuốc bổ sung, kem chống lão hóa, kem trị mụn, mặt nạ và các sản phẩm làm đẹp.
- Thức uống: Trà xanh là thành phần chính của nhiều loại đồ uống như nước trà, nước trái cây và sinh tố.
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Trà xanh cũng được dùng để sản xuất một số sản phẩm như xà phòng, kem đánh răng, các sản phẩm làm tóc.
- Thực phẩm: Trà xanh dùng làm bánh kẹo, kem, socola.
- Sản phẩm công nghiệp: Dùng trong sản xuất các sản phẩm như dược phẩm, hóa chất và thuốc trừ sâu.
Trong khi đó, trà đã từng được sử dụng trong lịch sử dân gian Việt Nam như một vị thuốc, nơi mà y học nam y đã biết tận dụng lợi ích của trà để chống lại nhiều loại bệnh. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, người ta đang khám phá lại và hiểu rõ hơn về những lợi ích này, mang đến những ứng dụng mới và hiểu biết sâu sắc hơn về trà và sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trà đòi hỏi sự hiểu biết và cân nhắc về cách thức sử dụng để tận dụng tối đa các lợi ích mà trà mang lại.
Lý do một số người dùng trà xanh nhưng không thấy hiệu quả?
Vấn đề về hiệu quả khi sử dụng trà xanh có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, và dưới đây là một số lý do mà nhiều người không thấy được hiệu quả tốt sau khi sử dụng trà xanh:
- Thói quen uống trà xanh: Việc uống trà xanh ngay sau khi ăn hoặc pha đặc có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và trà xanh, từ đó làm giảm hiệu quả của nó.
- Chất lượng trà xanh: Trà xanh cần được lựa chọn đúng loại, chọn trà xanh chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, không chứa các chất hóa học có hại và cần được bảo quản đúng cách, nếu bảo quản và lưu trữ sai cách sẽ làm mất đi các dưỡng chất vốn có và do đó không đạt được hiệu quả mong muốn khi dùng trà xanh.
- Uống trà xanh với thuốc: Sử dụng trà xanh để uống các loại thuốc khác, làm giảm hiệu quả của trà xanh và không những vậy còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Uống quá nhiều: Sử dụng quá nhiều trà xanh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau.
- Kết quả không như mong đợi: Trong một số trường hợp, người uống trà xanh không thấy được tác dụng gì, cái này còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như cơ địa, tình trạng sức khỏe, ăn uống,...
Để đạt được hiệu quả tốt khi sử dụng trà xanh, quan trọng nhất là phải duy trì một lối sống lành mạnh và kết hợp việc sử dụng trà xanh với chế độ ăn uống cân đối và hoạt động vận động thể chất.