
3 Phút Sơ Cứu - Bỏng
1. Bạn cần biết

Da là cơ quan lớn nhất, giữ nước, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, duy trì nhiệt độ. Khi có tác động của Điện, nhiệt độ, hóa chất, tia X, tia UV... gây tổn thương da, mất chức năng bình thường.
Ngay khi tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, da lập tức phản ứng Đau rát, thay đổi màu sắc, phỏng nước, sưng nề. Nếu bỏng sâu: Sốt, mất nước, hiễm trùng, sốc, nguy cơ tử vong.
2. Cách ước lượng vết bỏng

- Diện tích bỏng:
- Luật số 9: Đầu + cổ (9%), một tay (9%), một chân (18%), ngực/bụng (18%), lưng/mông (18%), bộ phận sinh dục (1%).
- Trẻ nhỏ: Đầu (18%), chân (13,5%).
- Lòng bàn tay: ~1% diện tích cơ thể.
2. Độ sâu bỏng:
- Độ 1: Tổn thương thượng bì, tự khỏi, không để lại sẹo.
- Độ 2:
+ 2a: Biểu bì, phỏng nước trong.
+ 2b: Trung bì, nguy cơ nhiễm trùng, chuyển độ 3.
- Độ 3: Tổn thương toàn bộ lớp da, mất cảm giác.
3. Bạn cần làm

Gọi 115 hoặc đến viện nếu bạn không chắc chắn được mức độ nặng của vết bỏng.
Xử trí ban đầu:
- Cách ly tác nhân gây bỏng.
- Tháo nhẫn, đồng hồ trước khi sưng nề.
- Không bóc quần áo cháy, chỉ làm mát bằng nước sạch.
- Che phủ vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc màng bọc thực phẩm.
- Theo dõi và đưa đến viện nếu cần.
4. Phân loại bỏng theo nguyên nhân

- Bỏng nắng: Nghỉ ngơi, bôi lô hội hoặc dưỡng ẩm, tránh nắng.
- Bỏng nhiệt: Làm mát, che phủ bằng gạc hoặc màng bọc, không bôi dầu mỡ.
- Bỏng hóa chất: Rửa dưới nước, loại bỏ hóa chất trên da, che phủ, đến viện.
- Bỏng điện: Rất nguy hiểm, tổn thương sâu, cần trợ giúp y tế ngay.
5. Nên và không nên

- Nên:
- Làm mát, che phủ, dùng kem lô hội (với bỏng nhẹ), theo dõi vết thương.
2. Không nên:
- Chọc thủng phỏng nước, cởi quần áo cháy, bôi dầu, đắp lá, chườm đá.
- Quên đeo găng tay khi xử trí, bỏ qua nguy cơ ngộ độc khí CO trong đám cháy.