
Tác Động Của Sữa Bột Đến Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ
Trong những tháng đầu chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong chế độ ăn uống. Sữa bột, dù rất dinh dưỡng và hữu ích vẫn có thể tác động đến chức năng tiêu hóa của trẻ nếu không được lựa chọn và sử dụng đúng cách.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có gì đặc biệt
Hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn sơ sinh và vài tháng đầu đời có các đặc điểm sau:
- Chưa hoàn thiện về enzyme tiêu hóa.
- Niêm mạc ruột còn mỏng và dễ kích ứng.
- Vi khuẩn có lợi trong đường ruột chưa phát triển đầy đủ.
- Vì thế trẻ dễ bị đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, hoặc bị dị ứng với một số trong thành phần thực phẩm, nhất là sữa công thức.
Sữa bột ảnh hưởng thế nào đến hệ tiêu hóa
Tác động tích cực – Hỗ trợ hệ tiêu hóa nếu chọn đúng loại sữa
- Cung cấp dinh dưỡng cân đối, dễ hấp thu.
- Bổ sung chất xơ hòa tan (Prebiotics) và men vi sinh.
- Có các dòng sữa đặc biệt dành cho hệ tiêu hóa yếu
Tác động tiêu cực – Khi sữa không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ.
- Rối loạn hệ vi singh đường ruột.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ không hợp với loại sữa đang dùng
Khi sử dụng sữa bột không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, sẽ có những biểu hiện sau:
- Đi ngoài phân lỏng, có bọt hoặc mùi lạ.
- Quấy khóc, chướng bụng, xì hơi nhiều.
- Nôn ói liên tục sau khi uống sữa.
- Phân cứng, trẻ rặn khó khi đi vệ sinh.
- Phát ban quanh miệng, ngứa ngáy (dấu hiệu dị ứng).
Lời khuyên dành cho phụ huynh
- Ưu tiên các loại sữa có bổ sung Probiotics và Prebiotics, giúp tăng cường tiêu hóa tự nhiên.
- Lựa chọn sữa bột phù hợp theo độ tuổi, tiền sử dị ứng và thể trạng của trẻ.
- Tuân thủ đúng cách pha sữa, không pha quá đặc hay quá loãng.
- Theo dõi phản ứng của trẻ trong 1 – 2 tuần khi đổi sữa mới.