Các Loại Bánh Tại Ngày Hội Bánh Dân Gian: Một Bức Tranh Văn Hóa Đầy Màu Sắc
“Ngày Hội bánh dân gian từ Sen và Nông sản” là một sự kiện văn hóa đặc sắc được diễn ra vào Thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, đến xuyên suốt Tết Nguyên Đán 2025 tại Vincom Plaza Cao Lãnh, do Ẩm Thực Xanh VN, Hệ sinh thái Mekong Sen và Green Fleld Travel đồng tổ chức. Với mục đích nhằm tôn vinh các loại bánh truyền thống, khẳng định giá trị văn hóa ẩm thực và nuôi dưỡng tâm hồn người Việt. Tại đây, du khách không chỉ có cơ hội thưởng thức mà còn tìm hiểu về nguồn gốc, cách làm và ý nghĩa của từng loại bánh.
Khám phá hương vị quê hương qua các loại bánh có tại ngày Hội bánh dân gian
Các nghệ nhân chụp hình tại quầy bánh
Tại hội bánh, chúng ta sẽ thưởng thức và khám phá các loại bánh do các nghệ nhân dành hết mọi tâm huyết và tình yêu thương của mình làm ra:
- Plum Lava UTT Cake là một loại bánh có lớp vỏ bánh bông lan mềm mịn và lớp nhân bên trong là mứt mận hoặc sốt mận chảy. Khi nướng, lớp nhân sẽ tan chảy tạo ra cảm giác thú vị khi thưởng thức. Đặc biết sản phẩm còn được làm từ mận Hòa An, một loại mận đặc biệt chỉ có ở Hòa An, thành phố Cao lãnh, Đồng Tháp. Với vị chua đặc trưng, đây là hương vị mà bạn khó có thể tìm được tại những nơi khác.
Bánh bông lan mứt mận "Plum Lava" UTT Cake
- Bánh xoài UTT Cake là loại bánh lấy cảm hứng từ trái xoài, một loại trái cây gắng liền với que hương Đồng Tháp. Nơi nổi tiếng với các giống xoài thơm ngon trứ danh như xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Cao Lãnh, xoài Cát Chu. Bánh có hương vị chua chua, ngọt ngọt của xoài kết hợp cùng hương vị thơm béo của bánh bông lan, từ đó tạo ra hương độc đáo kích thích sự ngon miệng nhưng không gây ra cảm giác ngán khi ăn.
Bánh xoài UTT Cake
- Bánh bò là một loại bánh hường được làm từ bột gạo, nước cốt dừa, có thể dùng lá dứa để tạo màu xanh, hay nhiều màu sắc từ các loại rau củ khác để tạo ra nhiều màu sắc bắt mắt. Bánh có hình dáng tròn, dẹt, được hấp chín và thường được ăn kèm với đường hoặc dừa nạo.
Bánh bò tại quầy bánh Út Khuê
- Bánh lá mít là một món ăn truyền thống của người miền Tây, đặc biệt phổ biến ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Bánh có vị ngọt nhẹ, béo ngậy từ nước cốt dừa, kết hợp với độ dẻo của bột gạo và hương thơm đặc trưng của lá mít. Khi ăn, bánh thường được cắt thành từng miếng nhỏ và có ăn kèm với nước cốt dừa hoặc mè rang.
Bánh lá mít tại quầy bánh Út Khuê
- Bánh bông bần là một loại bánh truyền thống của miền Tây, đặc biệt là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. Bánh có hình dáng tròn, xốp nhẹ như những bông hoa bông bần đang nở rộ, nên được người dân đặt tên theo hình ảnh đó.
Bánh Bông Bần tại gian hàng Hội Nữ Doanh Nhân
- Bánh ít trần là một món ăn truyền thống của người Việt, tuy còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc nhưng có thể thấy rằng bánh ít trần đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bánh ít trần không chỉ là món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ Việt Nam.
Bánh ít trần, bán ướt cuốn và bánh mít tại quầy bánh Út Khuê
- Sữa sen là một loại thức uống thơm ngon và bổ dưỡng, được làm từ hạt sen. Đây có thể coi là thức uống đặc trưng của các vùng đất Sen Hồng Đồng Tháp. Tại hội bánh sữa sen còn được kết hợp cùng rau má, cafe tạo ra hương vị mới lạ, độc đáo và được mọi người yêu thích.
Quầy nước tại hội bánh
- Trà sữa sen - Safe Home là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mang đến một thức uống mới lạ và độc đáo nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. Trà và hạt sen, hai nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, hòa quyện cùng vị sữa béo ngậy từ đó cho ra một loại thức uống thơm ngon và được nhiều người đón nhận. Hạt sen không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn tượng trưng cho sự thanh cao, tinh khiết và may mắn. Khi kết hợp với trà và sữa, hạt sen truyền tải một ý nghĩa sâu sắc về sự cân bằng giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực thú vị và ý nghĩa.
Trà sữa sen - Safe Home
Giá trị văn hóa mà ngày hội bánh dân gian mang lại
Các nghệ nhân bánh Út Khuê tại sự kiện
Ngày hội bánh dân gian không chỉ là nơi để thưởng thức các món bánh truyền thống mà còn là dịp để mỗi người tìm hiểu và trân trọng hơn văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam. Mỗi chiếc bánh không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn chứa đựng những câu chuyện, kỷ niệm và tình cảm của người dân. Qua những chiếc bánh, chúng ta nhận thấy rằng văn hóa ẩm thực chính là cầu nối giữa các thế hệ, giúp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng.