
Mẹo Giữ Nguyên Dưỡng Chất Khi Chế Biến Đông Trùng Hạ Thảo
Đông trùng hạ thảo được biết đến là một trong những dược liệu quý giá mà thiên nhiên ban tặng, nổi bật với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng, chống lão hóa và cải thiện chức năng sinh lý. Chính vì vậy, chế biến đúng cách để không làm mất đi hàm lượng dưỡng chất quý giá là điều vô cùng cần thiết. Việc nấu sai cách có thể khiến giá trị dược tính bị hao hụt, làm giảm hiệu quả sử dụng.
Không nấu ở nhiệt độ quá cao
Khi nấu đông trùng hạ thảo điều đầu tiên cần chú ý đến là nhiệt độ khi nấu. Nhiệt độ trên 80°C có thể làm biến tính hoặc phân hủy các hoạt chất quan trọng như Cordycepin và Adenosine – những thành phần có giá trị dược liệu cao trong đông trùng hạ thảo. Nếu nấu sai cách, đông trùng sẽ mất đi phần lớn hiệu quả chữa bệnh và bồi bổ.
ví dụ:
- Khi nấu cháo: Chỉ nên cho đông trùng hạ thảo vào sau cùng, khi cháo đã chín, và nấu thêm 5–7 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp.
- Khi hầm gà, hầm sườn: Nên cho đông trùng vào khi món ăn đã gần hoàn tất, chỉ để sôi nhẹ thêm vài phút là đủ. Tuyệt đối không nên hầm lâu hoặc nấu với lửa lớn.
Hấp cách thủy
Hấp cách thủy là phương pháp chế biến lý tưởng giúp giữ lại gần như trọn vẹn dược chất trong đông trùng hạ thảo. Do nhiệt độ được kiểm soát ổn định và không tiếp xúc trực tiếp với lửa hay dầu, các hoạt chất quý như Cordycepin và Polysaccharide vẫn được bảo toàn trong quá trình làm chín.
Ví dụ:
- Có thể hấp đông trùng riêng với mật ong, trứng gà hoặc kết hợp hấp cùng cơm, gà ác, yến sào để tăng giá trị dinh dưỡng.
- Thời gian hấp lý tưởng khoảng 15–20 phút là đủ để thẩm thấu mà không làm ảnh hưởng dưỡng chất.
Ngâm đông trùng hạ thảo đúng cách

Trước khi sử dụng, đông trùng hạ thảo khô cần được ngâm mềm để dễ chế biến và hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ngâm tùy tiện – cần xác định rõ mục đích sử dụng để chọn cách ngâm phù hợp. Nếu dùng để nấu ăn: Ngâm đông trùng khô trong nước ấm 40–50°C, khoảng 10–15 phút là đủ để làm mềm trước khi nấu. Nếu dùng pha trà hoặc chưng yến: Nên ủ trong bình giữ nhiệt hoặc đổ nước ấm vào ấm, không đổ trực tiếp nước sôi lên đông trùng để tránh làm mất dưỡng chất. Lưu ý chung: Không ngâm quá lâu trong nước nóng, và không nên nấu lại sau khi đã ngâm vì sẽ làm hao hụt dược tính.
Không chế biến với các thành phần kỵ tính khác
Khi chế biến đông trùng hạ thảo, cần tránh kết hợp với các nguyên liệu có tính đối kháng như củ cải trắng, rau răm, đồ ăn lạnh, cay nồng hoặc những thực phẩm có tính giải độc mạnh. Những thành phần này có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất của cơ thể hoặc làm mất đi tác dụng bồi bổ của đông trùng. Ngoài ra, không nên nêm nhiều bột ngọt, nước mắm đậm hoặc ngũ vị hương, vì chúng không chỉ át mất mùi đặc trưng của đông trùng mà còn ảnh hưởng đến dược tính. Tốt nhất, hãy giữ món ăn nhẹ vị, thanh đạm, để giúp cơ thể hấp thu tối đa những tinh chất quý giá có trong dược liệu này.
Kết luận
Dù là đông trùng hạ thảo hay bất kỳ nguyên liệu gì khi chế biến cũng có một số mẹo để giữ hương dưỡng chất cũng như hương vị của món ăn đó. Đặc biệt phải tìm hiểu kỷ khi chế biến các dược liệu để nhận được kết quả tốt đáng mong đợi.