Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Bị Trào Ngược Dạ Dày Uống Cà Phê Được Không?
Bị trào ngược dạ dày có uống cà phê được không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày - thực quản là một bệnh lý khá phổ biến và nhiều người gặp phải.
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Khi dịch tiêu hoá từ dạ dày thường xuyên bị chảy ngược vào thực quản (là một ống dẫn đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày), mà dịch này có tính axit, gây kích ứng, gây tổn thương và làm viêm niêm mạc thực quản của bạn.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Chức năng ở đầu thực quản bị suy giảm, điều này làm cho dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản
- Axit trong dạ dày dư thừa hay dạ dày tiết ra nhiều axit
- Bị béo phì hay thừa cân
- Phụ nữ đang mang thai
- Ô nhiễm tiếng ồn, uống đồ uống có cồn, hút thuốc hay uống các loại thuốc kháng viêm không steroid, co giật, kháng sinh...
Dấu hiệu nhận biết bị trào ngược dạ dày
Các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Ợ nóng thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Đau ngực, đau rát vùng thượng vị, thường gặp sau khi ăn, đặc biệt nặng hơn vào ban đêm.
- Khó nuốt.
- Thức ăn bạn ăn khi vào trong dạ dày bị chua.
- Trong cổ họng có cảm giác khó chịu...
Nếu bạn bị trào ngược axit vào ban đêm, có thể gặp phải một số tình trạng khác như ho mãn tính, viêm thanh quản, hen suyễn, và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Người bị trào ngược dạ dày cần có lối sống lành mạnh và kiểm soát ăn uống để cải thiện bệnh.
Nếu bạn có triệu chứng nghiêm trọng hoặc xảy ra thường xuyên hơn, hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Hãy chú ý đến lối sống và thay đổi thói quen ăn uống để kiểm soát triệu chứng của bệnh này.
Cách chữa trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản ( GERD) gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua và đau ngực. Điều trị GERD có thể bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
- Ăn uống hợp lý: Tránh các thực phẩm và đồ uống có thể kích thích trào ngược như đồ ăn chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, caffeine, rượu bia, đồ ăn nhanh, thực phẩm có tính axit (như cà chua, cam, quýt) và đồ uống có gas.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày. Ăn bữa nhỏ giúp dạ dày không quá no, như vậy cũng hạn chế làm dạ dày khó chịu
- Tránh ăn uống trước khi đi ngủ: Không nên ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
- Nâng cao đầu giường: Khi ngủ, nâng cao đầu giường khoảng 15-20 cm để giúp ngăn ngừa axit trào ngược.
- Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm triệu chứng GERD.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát có thể tạo áp lực lên bụng và dạ dày, gây ra trào ngược.
- Có lối sống lành mạnh: Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị là một cách để trị trào ngược dạ dày:
- Thuốc kháng axit
- Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
- Thuốc trung hòa Acid và Alginate
- Thuốc kháng thụ thể Histamin H2
- Thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản (Prokinetics)...
Phương pháp điều trị này cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng. Tuy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra những cách trị phù hợp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một phương pháp để trị trào ngược dạ dày khi bệnh lý đã trở nên nghiêm trọng, khi phẩu thuật có thể cải thiện tình trạng bệnh. Quan trọng nhất bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nên phát hiện bệnh sớm để điều trị.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường bắt đầu với việc thay đổi lối sống lành mạnh, sau đó nếu có thể sử dụng thuốc theo chỉ dịnh của bác sĩ. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, các phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Trào ngược dạ dày uống cà phê không?
Uống cà phê có thể gây kích ứng và tăng triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, nếu bạn bị bệnh GERD thì không nên uống cà phê.
Caffein và axit chlorogenic có thể ảnh hưởng tới thực quản và dạ dày, nên khi bạn uống cà phê nó có thể gây kích thích và gây trào ngược dạ dày. Tình trạng dịch axit ở dạ dày trào lên có thể làm bạn bị khó chịu, đau ngực, tình trạng này diễn ra thường xuyên còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Mặc dù cà phê có thể ảnh hưởng đến bệnh lý trào ngược dạ dày, nhưng mỗi người sẽ có tác động khác nhau. Có thể một số người uống cà phê những không ảnh hưởng tới bệnh, còn một số người uống cà phê lại bị khó chịu.
Tóm lại, bạn nên hạn chế uống cà phê nếu bị trào ngược dạ dày thực quản, để tránh tăng triệu chứng bệnh và làm bạn khó chịu.
Bị trào ngược dạ dày uống cà phê cần lưu ý
Khi bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nhưng bạn muốn dùng cà phê, có một số điều cần lưu ý để giảm thiểu khả năng kích thích trào ngược và làm tăng triệu chứng GERD:
Uống cà phê với liều lượng nhỏ
Tốt nhất thì bạn không nên uống cà phê khi bị trào ngược dạ dày, nhưng nếu bạn vẫn muốn uống thì nên uống với liều lượng nhỏ. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 tách cà phê nhỏ, mỗi lần không được uống quá nhiều.
Sử dụng các phương pháp pha cà phê đúng cách
- Pha cà phê lọc hoặc pha phin: Phương pháp pha lọc hay pha phiin có thể làm giảm lượng axit trong cà phê, giúp giảm khả năng kích thích trào ngược.
- Tránh pha cà phê đậm đặc: Sử dụng hạt cà phê nguyên chất và pha theo phương pháp espresso hay viên nén sẽ tạo ra cà phê đậm đặc, nên người bệnh không nên dùng cà phê được pha từ phương pháp này
- Tránh thêm nhiều đường và sữa
Do đó, hãy lựa chọn cách pha cà phê phù hợp để giảm các chất kích thích.
Chọn cà phê phù hợp
Cà phê không caffeine (decaffeinated) hay cà phê đã được gaimr axit, những loại này thường ít kích thích hơn và ít gây axit dạ dày hơn so với cà phê thông thường. Do đó, bạn nên tránh loại cà phê chứa nhiều caffein hay axit.
Uống cà phê đúng thời điểm
Uống cà phê sau bữa ăn: Uống cà phê sau bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và giảm khả năng kích thích trào ngược. Đặc biệt, không được uống cà phê khi đói vì nó có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Tránh uống cà phê vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
Lưu ý đến cảm giác của cơ thể
Theo dõi phản ứng và cảm giác của cơ thể sau khi uống cà phê và lưu ý các triệu chứng của GERD. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái sau khi uống cà phê, hãy cân nhắc giảm hoặc ngưng sử dụng.
Dù bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không, việc tiêu thụ cà phê cần được thực hiện một cách cẩn thận để giảm nguy cơ kích thích và làm tăng triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Lựa chọn loại cà phê phù hợp, sử dụng các phương pháp pha cà phê đúng cách, uống cà phê đúng thời điểm và lưu ý đến cảm giác của cơ thể là những điều quan trọng cần nhớ.