5 Yếu Tố Quan Trọng Ảnh Hưởng Đến Hương Vị Của Trà
Nước pha trà là yếu tố then chốt nhất, ảnh hưởng đến hương vị của ấm trà. Muốn có một ấm trà ngon hoàn hảo, điều đầu tiên là phải có nước pha trà chất lượng.
5 yếu tố ảnh hưởng tới hương vị của trà
Trong văn hóa thưởng trà, có 5 yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý:
Nhất nước
Nước pha trà là yếu tố then chốt nhất, ảnh hưởng đến hương vị của ấm trà. Muốn có một ấm trà ngon hoàn hảo, điều đầu tiên là phải có nước pha trà chất lượng. Người Việt ngày xưa thường sử dụng nước mưa hay nước từ nguồn suối thiên nhiên để pha trà. Còn thanh tao, tinh tế hơn nữa, là vào sáng sớm hứng những giọt sương còn đọng trên lá sen để pha trà, điều này giúp trà tinh khiết hơn.
Một số điểm cần lưu ý khi dùng nước pha trà:
- Tốt nhất là dùng nước tinh khiết hay nước đóng chai tinh khiết
- Không được dùng nước máy pha trà
- Không dùng nước bị vàng, đục, không đảm bảo chất lượng
- Không dùng nước có mùi lạ hay nước bị nhiễm phèn.
Tam pha
Cách pha trà là một phần quan trọng tạo nên giá trị của nghệ thuật thưởng trà riêng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu đã nước ngọt đạt tiêu chuẩn, trà ngon cao cấp, bộ trà cụ hoàn chỉnh mà không biết cách pha thì cũng vô ích. Mỗi loại trà đều có cách pha riêng để giữ được hương vị độc đáo của trà. Khi pha trà, lượng trà, nhiệt độ, thời gian là 3 điều chúng ta cần chú ý trong suốt quá trình thực hiện các bước sau đây:
- Tráng ấm và tách trà trước khi pha
- Đong lượng trà phù hợp
- Đánh thức trà bằng cách tráng trà với nước nóng
- Ủ trà
- Rót trà và thưởng trà.
Cụ thể:
Nhì trà
Nếu không có trà ngon, chất lượng thì nước ngọt cũng không làm cho ấm trà hoàn hảo. Mỗi người có một sở thích và khẩu vị riêng khi chọn trà. Người này thích trà tự nhiên, người kia lại ưa trà ướp hương.
Ngoài việc chọn loại trà, bạn cũng cần mua trà ở những nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cách lưu trữ trà đúng cách để bảo đảm chất lượng của trà.
Để mua được trà ngon bạn có thể tham khảo các yếu tố như:
- Lựa chọn trà được làm từ 1 búp, 2 lá non liền kề, đây là bộ phận có nhiều dưỡng chất nhất của trà
- Kích thước trà đồng đều, không bị vụn nát, không có nhiều tạp chất
- Hương thơm của trà tự nhiên, mỗi loại trà sẽ có mùi hương đặc trưng, ví dụ như trà Việt truyền thống có hương vị đậm đà, trà Đài Loan có hương vị nhẹ nhàng
- Màu sắc của trà cũng là yếu tố để lựa chọn trà ngon, cụ thể trà ô long sẽ được vo tròn có màu hơi nghiêng sang màu vàng, lục trà và trà xanh lại có màu xanh đặc trưng do không bị lên men, trà đen sẽ có màu nâu hay màu đen.
Nhiệt độ hãm trà
Mỗi loại trà như trà đen, trà oolong, bạch trà, lục trà... đều có nhiệt độ hãm trà khác nhau. Thông thường, màu lá trà càng đậm thì khi pha cần nhiệt độ nước càng cao để hãm trà.
- Bạch trà: Nhiệt độ ủ trà khoảng 65–70°C
- Lục trà ( trà xanh): Nhiệt độ ủ trà khoảng 80–85°C
- Trà oolong: Nhiệt độ ủ trà khoảng 85-90oC
- Trà đen: Nhiệt độ ủ trà khoảng 85–95°C
- Trà pha (pha 2 loại trà cùng nhau hay nhiều loại trà): Nhiệt độ ủ trà khoảng 100°C.
Thời gian ủ trà
Tùy vào sở thích và khẩu vị uống trà đậm hay nhạt của mỗi người mà thời gian có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, không nên ủ trà quá lâu, vì như vậy sẽ làm trà đắng chát nhiều hơn, làm ảnh hưởng tới hương vị thơm ngon vốn có của trà, lý do làm trà bị đắng chát có thể là do nước trà bị oxy hóa. Thời gian để ủ trà giúp trà chiết xuất ra các dưỡng chất bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn màu sắc của lá trà đậm hay nhạt, lá trà to hay nhỏ, là nguyên lá hay trà vụn hay trà tấm.
Màu trà đậm thì nhiệt độ ủ cao, màu trà nhạt thì nhiệt độ ủ trà thấp hơn, lá trà to thì ủ thời gian lâu hơn lá trà nhỏ.
Tứ ấm
Chất lượng của bình ủ, bộ ấm chén thưởng trà cũng cần sử dụng loại pha trà chuyên biệt, vì nó có ảnh hưởng tới hương vị của trà. Là một yếu tố góp phần xây dựng nên giá trị nghệ thuật thưởng trà của người Việt.
Ấm pha trà cần có vỏ ấm cứng, khi gõ vào ấm trà, ấm trà càng quý là có ấm trà có âm thanh càng trong và nắp trà phải kín. Ấm gốm sứ và ấm thủy tinh là 2 loại ấm hay dùng pha trà hương và một số loại trà khác. Đặc biệt, ấm tử sa là loại ấm được người yêu trà đánh giá cao, sưu tầm và sử dụng thường xuyên. Ấm tử sa được nặn từ đất, sau đó nung ở nhiệt độ cao, không tráng men.
Một bộ pha trà hoàn chỉnh có 4 chén quân và 1 chén tống. Trong khi chén tống để chuyên trà, khi trà pha xong sẽ rót ra chén này để làm đều trà, còn chén quân là chén dùng để uống trà. Chọn bộ ấm chén pha trà đúng cũng là cách để thưởng trà ngon hơn, tinh tế hơn và chuyên nghiệp hơn.
Ngũ quần anh
Ngũ quần anh hay còn được hiểu là người bạn trà. Tách trà ngon mà thưởng thức cùng người có đam mê, có hiểu biết về trà, vừa đàm đạo thì còn gì bằng. Bạn trà cũng như một người bạn tri kỷ, không giống như bạn nhậu. Cũng vì vậy, tìm được một người bạn trà không dễ.
Một số thành phần tạo nên hương vị trà
Một số yếu tố ảnh hưởng tới hương vị của trà như carbohydrate, axit amin và polyphenol. Các chất dễ bay hơi có số lượng nhỏ nhưng lại góp phần tạo nên hương vị hay hương thơm trong trà.
Carbohydrate
Carbohydrate có trong lá trà trưởng thành, được rễ lưu trữ trong mùa đông, sau mùa xuân được mang đến để giúp các chồi non phát triển. Thành phần này góp phần có những chồi non mới sinh trưởng này có vị ngọt tự nhiên.
Sau khi thu hái, carbohydrate cũng là thành phần giúp quá trình oxy hóa được diễn ra thuận lợi. Khi trà được sao hay rang làm quá trình oxy hóa ngừng lại, cũng làm giảm catechin đắng chát và biến đổi carbs thành đường hòa tan, mang đến vị ngọt từ lá trưởng thành.
Axit amin
Trong trà có hàm lượng axit amin cao, trong đó có L-theanine hoạt động cùng với caffein giúp người uống trà cảm thấy tinh thần thư giản, tỉnh táo. Có về vị của trà, một số axit amin giúp tạo nên vị ngọt, trong khi một số loại khác lại bổ sung thêm vị umami ( vị ngon của trà). Trong quá trình chế biến trà, các axit amin được chuyển hóa thành các polyphenol như catechin khi phơi dưới nắng mặt trời, vậy nên các dòng trà không dùng ánh nắng mặt trời làm khô sẽ có hàm lượng này cao hơn.
Bên cạnh đó, ở chồi non của lá trà được thu hái vào mùa xuân có những lớp lông mao trăng như tuyết bao phủ bên ngoài của một số loại trà, trong đó có trà Shan Tuyết cũng đồng nghĩa với nó có lượng axit amin cao và tạo thêm vị umami.
Polyphenol
Trà có chứa hàm lượng polyphenol cao. Đối với lục trà thì polyphenol chủ yếu là catechin - là một thành phần tạo nên vị đắng của trà và chất làm se, đây cũng là chất có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Lá trà xanh được thu hái vào đầu mùa thu sẽ có lượng catechin vừa, chứa nhiều axit amin nên làm cân bằng hương vị, giúp trà đậm đà và hương vị nhẹ nhàng, còn nếu trà thu hái vào mùa hè hay mùa xuân thì sẽ có lượng catechin cao, ít axit amin hơn nên vị trà sẽ đắng hơn.