Top 7 Sai Lầm Cần Tránh Khi Uống Nước Rau Má Vào Ngày Hè
Khi uống nước rau má vào mùa hè, có một số sai lầm cần tránh để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Những sai lầm cần tránh khi uống nước rau má vào ngày hè
Khi uống nước rau má vào mùa hè, có một số sai lầm cần tránh để đảm bảo an toàn sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Sử dụng nước rau má khi đang mang bầu
Theo lương y Bùi Hồng Minh, phụ nữ mang thai cần tránh uống nước rau má, đây là điều cấm kỵ vì nó có thể tăng nguy cơ sẩy thai.
Hay những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, nếu dùng nước rau má thường xuyên cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
Sử dụng nước rau má thay nước lọc hàng ngày
Nước rau má mặc dù có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn cũng cần uống với liều lượng phù hợp tránh lạm dụng. Bạn cần uống nước lọc đầy đủ, nước rau má chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày. Việc uống nước rau má thay nước lọc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi uống quá nhiều nước rau má có thể gây tiêu chảy, đầy bụng, những người có thân nhiệt thấp, dùng nhiều nước rau má có thể gây lạnh bụng. Ngoài ra, rau má dùng nhiều cũng làm tăng cholesterol làm bạn nhức đầu, mất ý thức thoáng qua.
Sử dụng nước rau má khi bị nhức đầu
Khi bị nhức đầu, theo các chuyên gia khuyến cáo thì bạn không nên uống nước rau má lúc này. Do rau má có tính hàn, nên nó có thể làm tăng cholesterol nếu bạn uống nước rau má nhiều, điều này có thể làm bạn đau đầu nhiều hơn. Không những vậy, nếu để tình trạng này kéo dài còn có thể làm vỡ mạch máu rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng.
Sử dụng nước rau má để uống thuốc
Dùng nước rau má để uống thuốc tưởng không sao những lại là sự kết hợp rất nguy hiểm.
Đặc biệt, các loại thuốc chống co giật, benzodiazepin, barbiturat, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm... nếu uống cùng nước rau má sẽ có thể tương tác với thuốc, nước rau má cũng có thể làm giảm tác dụng của insulin và thuốc đái tháo đường, cũng như thuốc hạ cholesterol.
Do đó, khi uống thuốc bạn chỉ nên dùng nước lọc, không được dùng nước rau má uống thuốc, để tránh gây hại cho sức khỏe.
Sử dụng rau má khi tiêu chảy
Khi bạn đang bị tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên sử dụng nước rau má trong thời gian này. Rau má vốn dĩ nó đã có tính hàn, giải nhiệt, do đó nếu uống nhiều thì nó sẽ gây chướng bụng, lạnh bụng, điều này sẽ làm bạn bị mất nước, ảnh hưởng tới chức năng điện giải của cơ thể, nên có thể gây chóng mặt, hoa mắt.
Nhất là những người bụng yếu, uống nước rau má cũng có thể gây tiêu chảy và đầy bụng rất không tốt cho sức khỏe.
Sử dụng nước rau má để trị nóng bụng do khó tiêu
Rau má là thảo dược có tính hàn, giải nhiệt hiệu quả, nên một số người khi đang bị ợ nóng, khó tiêu lại dùng nước rau má để uống. Đây là phương pháp không có cơ sở khoa học, không những vậy nó còn phản tác dụng.
Uống nước rau má, đặc biệt là pha thêm đường, còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng khó tiêu nghiêm trọng hơn, hay có thể gây đau bụng, quặn thắt, do đó, khi bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, bị đầy hơi, khó tiêu không nên dùng nước rau má.
Sử dụng nước rau má trước khi ra nắng
Không ít người nghĩ rằng để xoa dịu nóng nực ngày hè bằng cách uống cái gì đó mát mẻ trước khi khi ra nắng, nhưng cách làm này là rất sai lầm.
Nếu bạn vừa uống nước rau má, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng hay hạn chế ra ngoài nắng, lý do là những hoạt chất có trong rau má rấ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, do đó, nếu bạn vừa uống nước rau má mà ra nắng có thể gây bất tỉnh.
Do đó, vào những ngày nắng, nếu bạn cần ra ngoài thì đừng sử dụng nước rau má, chỉ uống khi bạn đã nghỉ ngơi, không cần đi ra nắng nữa.
Uống rau má mỗi ngày bao nhiêu mỗi ngày?
Mỗi ngày theo các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 40g rau má, tương đương 1 ly nước rau má, chỉ dùng trong khoảng 1 tháng và cần nghỉ 2- 4 tuần. Việc lạm dụng quá nhiều rau má sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa....
Nên uống nước rau má khoảng buổi trưa hoặc trưa xế, và không được ra nắng nhé. Thời gian này cơ thể sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Đảm bảo rằng rau má được sử dụng là từ nguồn gốc tin cậy và được vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc độc tố.