Vì Sao Mật Ong Có Bọt? Cách Làm Mật Ong Hết Sủi Bọt
Mật ong có hiện tượng sủi bọt có thể do nhiều nguyên nhân, như có thể do tạp chất, do loại hoa ong hút mật, do mật ong chứa nhiều nước...
Vì sao mật ong có bọt?
Mật ong bị sủi bọt là do nhiều nguyên nhân như sau:
Do loại hoa ong lấy mật
Các loại hoa khác nhau sẽ có độ sủi bọt không giống nhau, do hoa có nhiều đặc điểm và dưỡng chất khác nhau. Ví dụ, mật ong rừng thường sủi bọt nhiều hơn mật ong nuôi vì ong rừng hút mật từ nhiều loài hoa.
Đối với mật ong nuôi, nếu ong hút mật từ hoa vải, hoa nhãn hoặc hoa chôm chôm thì mật ong sẽ sủi bọt nhiều. Trong khi đó, mật ong từ hoa cao su hoặc hoa cà phê thường ít bọt hơn, hoặc không có luôn.
Do vận chuyển mật ong
Mật ong có nhiều axit amin, protein và enzyme... đồng thời còn kết dính, nên khi vận chuyển có thể khiến mật ong bị sủi bọt. Khi bị rung lắc liên tục, bọt trắng sẽ hình thành và nổi trên bề mặt hoặc thành chai.
Nếu mở nắp đột ngột, bọt khí có thể phụt lên giống như khí gas. Điều này thậm chí có thể tạo áp lực lớn, khiến chai bị vỡ.
Do mật ong còn chứa tạp chất
Hiện tượng sủi bọt ở mật ong thường do mật ong bị lên men, điều này do quá trình thu hoạch khiến mật bị lẫn phấn hoa hoặc nhộng. Đây là một điều tự nhiên, chất lượng mật ong sẽ không bị tác động. So với mật ong rừng, thì các loại mật ong đã trải qua quá trình lọc ly tâm sẽ ít sủi bọt hơn.
Ngoài ra, việc thu hoạch những ô mật non cũng góp phần gây ra tình trạng sủi bọt. Lý do là khi những chú ong thợ bay đi tìm mật hoa mang về tổ, ong thợ phải quạt bay hơi nước trước khi đóng kín nắp. Quá trình này sẽ giúp tạo ra mật ong có chất lượng cao.
Do mật ong chứa nhiều nước
Mật ong đặc thường ít sủi bọt hơn mật ong loãng. Khi thu hoạch mật ong khi trời mưa, hay loại hoa thời gian thu hoạch mật ong quá sớm ( thu hoạch khi mật ong còn non) cũng là những vấn đề có thể khiến mật ong bị loãng.
Lượng nước trong mật ong sẽ khiến các phân tử dễ hấp thụ nước. Khi mật ong bị rung lắc, đổ từ chai này qua chai khác..., thì các phân tử sẽ dao động mạnh và tạo ra bọt trắng.
Do tác động từ môi trường
Thời tiết vào mùa hè nóng nực, có thể làm phấn hoa trong mật ong lên men và tạo khí gas. Nên khi rót hay di chuyên mật ong nó có thể xuất hiện bọt trắng. Nên khi đựng mật ong bạn không nên đong đây, hãy chừa không gian trong chai.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa bọt trắng, khí gas và áp suất trong chai kín có thể khiến chai đựng mật ong bị vỡ.
Mật ong bị sủi bọt có dùng được không?
Nếu mật ong có hiện tượng bị sủi bọt trắng hoặc sửi bọt là vì nó có chứa khí gas ở dạng bọt khí. Khi lưu trữ trong chai hoặc hũ thủy tinh kín và bị ngoại lực tác động, thì bọt khí sẽ nổi lên, khiến cho mật ong sủi bọt. Điều này hoàn toàn bình thường, bởi bọt trắng thực chất là một phần tự nhiên của mật ong, hình thành từ các phản ứng hóa học và vật lý, chứ không phải do mật ong bị hư hỏng hay lên men. Nên nếu trong trường hợp này thì cứ sử dụng mà không cần lo ngại.
Việc mật ong sủi bọt không ảnh hưởng đến chất lượng hay sức khỏe. Dù xuất hiện bọt trắng, nhưng các dưỡng chất và hương vị của nó vẫn còn nguyên. Nên bạn có thể dùng để làm đẹp, pha đồ uống...
Không những vậy, mức độ sủi bọt của mật ong cũng là một cách để để nhận biết mật ong thật và mật ong giả. Mật ong nguyên chất thường sủi bọt nhiều hơn so với mật ong bị pha phụ gia hoặc pha thêm đường.
Mật ong sủi bọt trắng có phải là hiện tượng tự nhiên?
Hiện tượng mật ong sủi bọt trắng là hoàn toàn tự nhiên. Nguyên nhân là do trong mật ong chứa khí gas dạng bọt khí, và khi được bảo quản trong chai lọ kín, hiện tượng này dễ xảy ra khi có sự rung lắc hoặc tác động từ bên ngoài.
Bọt trắng thực chất là một thành phần tự nhiên của mật ong, hình thành từ phản ứng vật lý và hóa học. Điều này không đồng nghĩa với việc mật ong bị hư hỏng hay lên men. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng mật ong sủi bọt mà không cần lo ngại về chất lượng sản phẩm.
Cách làm mật ong hết sủi bọt
Khi mật ong bị sủi bọt thì cần xử lý như thế nào? Thực tế, việc xử lý mật ong sủi bọt cũng khá đơn giản, nếu chai mật ong của bạn có hiện tượng này thì bạn không nên mở nắp ngay, vì áp lực bên tỏng có thể khiến mật ong bắn ra bên ngoài. Bạn có thể làm theo cách sau:
- Cho chai mật ong ở một nơi riêng mà không động chạm vào nó, và chờ bọt tự lắng xuống dần
- Bạn cũng có thể cho mật ong vào trong ngăn mát 1 lúc, như vậy sẽ hạ nhiệt độ và khiến cho mật ong giảm sửi bọt, cách này cũng là cách giúp mật ong tan bọt nhanh. Nhưng bạn cần để một thời gian đủ để bọt mật ong chảy ra, sau đó cho mật ong ra ngoài, không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh nhé.
Cách giúp mật ong không sủi bọt
Để bảo quản và lưu trữ mật ong không bị lên bọt bạn có thể tham khảo phương pháp sau:
- Cần để mật ong một chỗ cố định, không nên để mật ong rung lắc quá nhiều
- Bạn cũng có thể kiểm tra mật ong thường xuyên bằng cách mở nắp chai ra, như vậy cũng giúp thoát khí ra
- Khi cho mật ong vào chai, cần để khoảng trống 5- 10cm trống, không nên đổ đầy chai
- Cần loại bỏ hết tạp chất có trong mật ong, sau đó mới đỏ vào chai và đậy nắp chai mật ong chặt
- Mật ong nên bảo quản từ 21- 27 độ, không nên bảo quản nơi quá lạnh cũng như quá nóng. Tránh ánh nắng mặt trời chiều trực tiếp
- Không nên bảo quản mật ong lâu ngày.
Cách rót mật ong không sủi bọt hiệu quả
Để rót mật ong không làm mật ong bị sửi bọt bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
Sử dụng đũa dài
Dùng một chiếc đũa sạch dài, cho đũa thẳng đứng ở bên trong chai. Rót mật ong xuống cây đũa này, cũng phải rót từ từ, không nên rót nhiều mật ong chưa kịp chảy xuống mag bị tràn ra ngoài nhé.
Sử dụng phễu
Khi rót mật ong vào chai, hãy lấy một cái phiễu nhựa để ở miệng chai, sau đó hãy rót thật nhẹ nhàng và từ từ, làm sao để cho mật ong bám dọc vào thành chai. Như vậy tránh mật ong tạo bọt cũng như tránh bị đổ ra ngoài. Ngoài ra, không nên rót đầy chai để tránh khi mật ong sửi bọt sẽ trào ra ngoài.
Tránh để nhiệt độ ảnh hưởng
Khi thời tiết nắng nóng, thì mật ong dễ bị sửi bọt, nên bạn có thể cho mật ong vào ngăn mát tủ lạnh một lúc để hạn chế tình trạng này. Khi chai mật ong đã mát thì bạn lấy ra và đổ vào các chai nhỏ và bảo quản, như vậy sẽ không khiến mật ong bị sủi bọt.