Top 12 Loại Nấm Ăn Được Ở Việt Nam Bạn Đã Biết Chưa?
Nấm là một loại thực phẩm ngon và giàu dưỡng chất, trong bài viết này 1Shop.vn sẽ gửi đến độc giả 12 loại nấm phổ biến nhất ở Việt Nam.
Nấm giàu dinh dưỡng không?
Nấm được nhiều người lựa chọn làm thực phẩm thay thế cho thịt đỏ, điều này là nhờ khi chế biến, nấm có vị đậm đà, được mô tả là khi ăn có cảm giác có vị thịt. Cũng vì vậy, nấm được nhiều người dùng để thay cho thịt, nhằm giảm tiêu thụ thịt mà vẫn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vừa thay đổi món ăn đa dạng hơn.
Đặc biệt, nấm cung cấp nguồn protein tuyệt vời, mà hầu như các loại nấm đều bổ sung protein hoàn chỉnh, với đầy đủ các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần. Không chứa chất béo, ít calo, ít đường, nhưng lại có nhiều acid béo cần thiết và chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, nấm còn chứa các vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, vitamin E, và khoáng chất bao gồm sắt, canxi, natri, kali...
Điều này làm cho nấm trở thành một lựa chọn lành mạnh, giúp bổ sung protein mà không lo về calo hoặc cholesterol cao. Bạn cũng có thể tiêu thụ nấm để nạp thêm các acid amin quan trọng cho cơ thể, nó cũng có thể dùng để thay thế thịt hay để nạp protein trong các bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn nấm vừa phải, quan trọng nhất là phải có chế độ ăn uống khoa học, nhằm đáp ưng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Top 12 loại nấm ăn được ở Việt Nam
Nấm vừa nhiều dưỡng chất vừa có thể chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc biệt, nấm có tính thanh mát nên có lợi cho sức khỏe tim mạch và nhiều lợi ích cho sức khỏe khác.
Dưới đây là những loại nấm ăn được ở Việt Nam phổ biến nhất:
Nấm linh chi
Nấm linh chi còn được gọi là nấm trường thọ, vạn niên chung, tiên thảo, với tên khoa học là Ganoderma Lucidum. Nấm linh chi thường sống ở rừng, có nhiều cây lá rộng, thuộc họ nấm lim thường hoại sinh trên gỗ mục. Loại nấm này còn là một loại dược liệu quý được sử dụng từ xa xưa.
Nấm có vị nhạt, tính ấm, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho sức khỏe của gan, giúp thải độc, cải thiện trí não, ích vị.... Đặc biệt, nấm linh chi còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.
Nấm linh chi có 6 loại phổ biến nhất ở tự nhiên như:
- Nấm linh chi đỏ
- Nấm linh chi trắng
- Nấm linh chi đen
- Nấm linh chi xanh
- Nấm linh chi vàng
- Nấm linh chi tím.
Nấm đầu khỉ
Nấm đầu khỉ còn được gọi là nấm hầu thủ, nấm bờm sư tử, với hình dạng bầu dục hoặc hình cầu tròn. Loại nấm này có tua nấm dày đặc rũ xuống, có thể mọc thành chùm hay riêng lẻ. Khi già tua chuyển sang màu vàng và dài nhìn tương tự bờm sư tử.
Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và thơm ngon, nấm hầu thủ còn được đánh giá cao nhờ giá trị dược liệu, hiện đang được nuôi trồng tại nhiều quốc gia.
Nấm bào ngư
Nấm bào ngư hay là nấm trắng hay nấm sò, thuộc họ Pleurotaceae, là loại nấm có hình như chiếc phễu lệch, cuống nấm ngắn, nấm bào ngư có 2 màu trắng và màu nâu sẫm - màu xám. Nấm mọc thành từng khóm, chồng lên nhau. Nấm được nuôi trồng bằng cách cho nấm mọc lên mùn cưa, rơm rạ,...
Nấm có xuất xứ từ Đức, nhưng nhờ giàu dưỡng chất, hương vị ngon tuyệt và có lợi cho sức khỏe con người, nên nó được trồng trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nấm mộc nhĩ
Mộc nhĩ đen hoặc nấm mèo, nấm tai mèo, sở dĩ loại nấm này có tên gọi như vậy là do nó có hình dáng giống tai người, có màu nâu sẫm hay màu đen. Nấm mèo có tên gọi khoa học là Auricularia, nấm mọc ở vùng cận nhiệt đới và vùng ôn đới, nó phân bố rộng rãi trên thế giới như Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ, Úc, Nam Mỹ.
Nấm mèo thường mọc trên thân cây mục, có kết cấu giòn dai, chứa các hợp chất hữu ích cho sức khỏe, có nhiều protein, khoáng chất và các vitamin, là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn châu Á.
Nấm thông
Nấm thông thường xuất hiện tại các khu vực khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, nấm này mọc thành từng cụm nhỏ trên mặt đất, đặc biệt là trong các khu rừng thông. Có lẽ vậy mà nó được người ta kêu là nấm thông.
Khi còn non, nấm có màu tím, chuyển sang nâu hoặc vàng khi trưởng thành, với đường kính khoảng 15 cm. Thịt nấm dày, màu trắng, chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.
Nâm đông cô
Nấm hương, hay nấm đông cô, cũng là một loại nấm được sử dụng rộng rãi, nấm có hình dáng tai nấm dính chặt vào thân hình trụ, nấm khi lớn có màu nâu sậm với đường kính từ 4 – 10 cm. Môi trường sinh trưởng yêu thích của nấm đông cô chính là mọc ký sinh trên thân các cây lá to như cây sồi, cây phong, hoặc cây dẻ.
Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, nấm đông cô mọc tự nhiên khá nhiều. Khi được chế biến, nấm đông cô tỏa ra mùi thơm quyến rũ, cùng hương vị đậm đà, giúp cho bữa ăn trở nên phong phú và hấp dẫn.
Nấm tràm
Nấm tràm là loại nấm đặc biệt ở Việt Nam, nó mọc tự nhiên ở trong những khu rừng tràm, là loại nấm lành tính và có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm có màu nâu tím bên ngoài, phần thịt trắng mịn, và hình dáng bắt mắt. Tuy nhiên, một đặc trưng thú vị của nấm tràm mà bạn có thể chưa biết, đó là nó có thể có vị đắng nhẹ nếu bạn uống nước ngay sau khi ăn nấm.
Phú Quốc là khu vực có nhiều nấm tràm sinh trưởng và phát triển, đặc biệt khu vực biển này với nhiều loại hải sản biển phong phú, bạn có thể kết hợp chúng với nhau để tạo nên những món ăn tuyệt vời.
Nấm kim châm
Còn được biết đến với tên gọi nấm giá hoặc nấm kim chi. Nấm kim châm là một loại nấm khá dễ nhận biết, nấm mọc thành từng cụm với những cây nấm đều nhau dài mảnh như sợi, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Loại nấm này với vị ngọt và hấp dẫn nên rất được chế biến nhiều món ăn trong ẩm thực châu Á, đặc biệt nó là nguyên liệu trong nhiều món lẩu, món canh...
Khi chín, nấm kim châm có độ mềm, dai, giòn giúp tăng hương vị và sự hấp dẫn cho món ăn.
Nấm thái dương
Nấm có xuất xừ từ đất nước Brazil, nấm thái dương không chỉ được đánh giá cao về hương vị mà còn bởi giá trị dược tính quý. Loại nấm này có phần mũ màu nâu hồng với đường kính từ 3- 4cm khi còn búp và đạt tới 8cm khi trưởng thành, cuống hình trụ có màu trắng.
Nấm thái dương cũng được dùng để chế biến nhiều món ăn được nhiều người lựa chọn.
Nấm rơm
Nấm rơm là một trong những loại nấm phổ biên, thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình Việt. Loại nấm này có thể được nuôi trồng nhân tạo tại các trang trại nấm hoặc mọc tự nhiên trên các đống rơm rạ sạch. Nấm rơm có màu sắc đa dạng từ xám trắng, màu xám, đến màu xám đen, và chúng cũng tùy thuộc vào giống nấm mà kích thuớc có thể khác nhau.
Đặc biệt, nấm rơm rất giàu dinh dưỡng, theo Healthbenefitstimes thì trong 182g nấm rơm chứa:
- 6,97g protein
- 8,44g carbs
- 27,7 µg selen
- 4,5g chất xơ
- 163,58g hàm lượng nước
- 1,24g tổng lipid
- 0,024mg vitamin B1
- 0,127mg vitamin B2
- 0,408mg vitamin B3
- 0,75mg vitamin B5
- 0,025mg vitamin B6
- 69µg vitamin B9
- 699mg natri
- 111mg photpho
- 18mg canxi
- 142mg kali
- 2,6mg sắt
- 13mg magie
- 0,178mg mangan
- 1,22mg kẽm
- 0,242mg đồng.
Nấm mỡ
Nấm mỡ là một loài nấm phổ biến và quan trọng trong ẩm thực, có tên khoa học là Agarices bisporus. Nó còn được gọi là nấm trắng, nấm Paris, nấm dương cô hoặc nấm ma cô. Nấm mỡ thường được trồng để thu hoạch ở các trang trại nấm, và cũng có thể được tìm thấy trong tự nhiên. Có 3 loại nấm mỡ phổ biến: nấm mỡ xám, nấm mỡ trắng và nấm mỡ nâu.
Nấm mỡ có nguồn gốc từ các nước có khí hậu ôn đới, châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng hiện nay nó được trồng trên toàn thế giới. Loài nấm này thường mọc trên các đồng cỏ hoặc đất đai giàu dinh dưỡng, và thường xuất hiện sau mưa.
Nấm mỡ là loại nấm có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn độc đáo. Cho đến bây giờ đã có tới 70 quốc gia nuôi trồng giống nấm này, cũng là một trong các loại nấm được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.
Nấm tuyết
Nấm tuyết (tên khoa học là Tremella fuciformis) là một loại nấm có nguồn gốc từ châu Á như Việt Nam, Trung Quốc..., được biết đến với tên gọi khác như nấm ngân nhĩ, nấm tai mèo, nấm tuyết nhĩ.,.. Nấm tuyết có hình dạng và kết cấu giống như những bông tuyết mềm mại và trắng vàng nhạt nhạt, nấm tuyết thường mọc ở những cây có tán rộng hay những cây gỗ mục, khi ăn nấm giòn giòn, có vị nhẹ nhàng, và hương thơm đặc trưng.
Nấm tuyết được sử dụng linh hoạt trong cả món mặn và món ngọt như các món tráng miệng, súp, món hầm và chè... Nó được cho là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tim mạch, bồi bổ sức khỏe, giải nhiệt....