
Tầm Quan Trọng của Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang trên đà phát triển một cách vượt bật, với doanh thu dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, Việt Nam đang triển khai các chính sách chiến lược nhằm tận dụng cơ hội để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu này.
Cấu trúc lại ngành công nghiệp bán dẫn
Trên thế giới đang tái cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo mô hình "X+1", không chỉ riêng trong khâu sản xuất mà còn áp dụng đối với tất cả các khâu khác của ngành công nghiệp này. Các quốc gia hiện có nền công nghiệp bán dẫn đứng đầu đang tìm kiếm thêm các cơ sở sản xuất bổ sung ở những quốc gia khác để đảm bảo quyền lợi của mình. Việt Nam, hiện đang có các mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với nhiều cường quốc có nền công nghiệp bán dẫn phát triển, có khả năng trở thành một trong những nước "+1" này, từ đó có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tất cả các lĩnh vực của công nghiệp bán dẫn đầy tiềm năng này.
Chiến lược phát triển ngành bán dẫn
Ngày 21/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1018/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Đây là một bước đi quan trọng nhằm nắm bắt cơ hội trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu và đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này ở Việt Nam.
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
Việt Nam có nhiều lợi thế quan trọng để có thể trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu, bao gồm:
- Địa chính trị an toàn: Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có hệ thống chính trị ổn định và an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, giúp giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp đầu tư khi đến đây.
- Ưu tiên phát triển: Đảng và Nhà nước đã đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp bán dẫn thông qua những nghị quyết và chính sách đặc thù cho nền công nghiệp này.
- Chi phí thấp: Chi phí sinh hoạt, nguồn lao động giá rẻ và chi phí điện tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, cùng với các chính sách ưu đãi thuế giúp giảm chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
- Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực sản xuất, chiếm 70% sản lượng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc trong ngành.
- Hiệp định thương mại: Việt Nam hiện đang sở hữu nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) nhất thế giới, qua đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm điện tử, đặc biệt là vi mạch bán dẫn.
- Lực lượng lao động trẻ: Với tỷ lệ dân số trẻ và năng lực trong lĩnh vực STEM, Việt Nam có đủ khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Định hướng phát triển
Công nghiệp bán dẫn được coi là một phần quan trọng trong ngành công nghiệp công nghệ số. Dự thảo Luật quy định chương "Công nghiệp bán dẫn" thay cho "vi mạch bán dẫn" nhằm đảm bảo tính bao quát cho tất cả các hoạt động trong lĩnh vực này. Dự thảo Chính phủ xây dựng chiến lược và cơ chế chính sách riêng để phát triển ngành trong từng giai đoạn.
Những quy định này rất quan trọng trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang trở thành then chốt, có sức ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn khi nhiều tập đoàn toàn cầu đang quan tâm đến đầu tư vào Việt Nam.
Nguồn trích dẫn
Bài viết được trích dẫn từ:
- Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Cre: PV
Để xem chi tiết bài viết gốc, vui lòng truy cập vào liên kết bên dưới...