
3 phút sơ cứu - Tiếp Cận Một Chấn Thương
Chấn thương cần được xử trí trong "giờ vàng" để tăng cơ hội sống và tránh di chứng. Các bước cơ bản gồm đánh giá ban đầu để đảm bảo chức năng sống, đánh giá lần hai để phát hiện tổn thương, và đặt nạn nhân vào tư thế an toàn.
1. TIẾP CẬN MỘT TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG
.
A: BẠN CẦN BIẾT
Giai đoạn giờ vàng:
Là khoảng thời gian giới hạn sau một tổn thương, nếu được xử trí đúng, người bị nạn có khả năng hồi phục hoặc tránh di chứng vĩnh viễn.
- Mối bận tâm lớn nhất: Tránh bỏ sót các tổn thương nguy hiểm tiềm ẩn, gây mất an toàn cho người bị thương.
- Ví dụ: Không chỉ tập trung vào các vết thương phần mềm mà bỏ qua
nguy cơ như chấn thương cột sống.
2. CÁC GIAI ĐOẠN
- Giai đoạn 1:
- Vài phút đầu sau chấn thương.
- Gặp các trường hợp: chấn thương nặng, sốc mất máu, vỡ tim, vết thương động mạch lớn, chấn thương sọ não nặng, sốc tủy...
2.Giai đoạn 2:
- Vài giờ sau chấn thương.
- Thường gặp: chấn thương vỡ tạng, vết thương ngực gây tràn máu/tràn khí màng phổi, xuất huyết não...
3.Giai đoạn 3:
- Nhiều ngày sau chấn thương.
- Do biến chứng nhiễm trùng và suy các cơ quan không hồi phục.
- Sơ cứu ban đầu: Ngăn ngừa tử vong và hạn chế nặng hơn ở giai đoạn 2.
Nguyên tắc an toàn:
- Không di chuyển người bị nạn khi chưa đánh giá tổn thương, trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ hoặc hiện trường nguy hiểm.
- Luôn cố định cột sống cổ cho đến khi chắc chắn loại trừ chấn thương.
- Vệ sinh: Rửa tay, đeo găng trước và sau khi tiếp xúc với người bị nạn.
B. BẠN CẦN LÀM
- Đánh giá ban đầu:
Mục tiêu: Đảm bảo các chức năng sống.
- Nhận định mức độ nguy hiểm của hiện trường, môi trường xung quanh.
- Đánh giá đáp ứng ý thức.
- Đảm bảo thông thoáng đường thở.
- Bất động cột sống cổ.
- Kiểm soát chảy máu và hỗ trợ tuần hoàn.
- Gọi người hỗ trợ càng sớm càng tốt.
- Nếu chỉ có một mình, tuân thủ nguyên tắc: Gọi hỗ trợ trước khi sơ cứu.
- Đánh giá lần 2:
Mục tiêu: Tránh bỏ sót tổn thương.
- Nhẹ nhàng cởi bớt quần áo.
- Nếu có chấn thương nhìn thấy, dùng kéo cắt theo đường chỉ may từ bên lành sang bên tổn thương.
2.1. Đầu mặt cổ:
- Nhìn và sờ để tìm:
- Vết rách, vỡ xương, chảy máu.
- Hỏi người bị nạn đau ở đâu:
- Vừa xác định tổn thương vừa đánh giá sự tỉnh táo.
- Kiểm tra chảy máu/dịch bất thường từ các hốc tự nhiên:
- Nếu có, đề phòng vỡ nền sọ.
2.2. Cột sống:
- Sờ dọc trục cột sống từ cổ đến thắt lưng, kiểm tra sự toàn vẹn.
2.3. Vai và lồng ngực:
- Nhìn và sờ:
- Hai vai, dọc các xương sườn, hai bên mạng sườn.
- Kiểm tra: Vết rách, lỗ thông, điểm đau chói do gãy xương sườn.
- Dấu hiệu gián tiếp:
- Ho ra máu, khó thở, lồng ngực di động bất thường.
2.4. Hai tay:
- Vuốt dọc theo trục cánh tay để phát hiện:
- Vết rách da.
- Điểm gãy xương.
2.5. Bụng:
- Sờ nắn bụng nhẹ nhàng.
- Nếu có đau:
- Cần hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
- Lưu ý nguy cơ chấn thương bụng kín, tổn thương các tạng trong ổ bụng.
2.6. Hai chân:
- Kiểm tra dọc theo trục đùi và hai chân để phát hiện:
- Chảy máu.
- Điểm gãy xương.
- Đưa người bị nạn về tư thế an toàn:
- Sau khi hoàn thành đánh giá và kiểm soát chấn thương lần hai, đặt người bị nạn vào tư thế an toàn phù hợp với tình trạng của họ.