Bị Viêm Họng Dùng Mật Ong Được Không? Cách Chữa Viêm Họng Bằng Mật Ong
Mật ong là một thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, giàu dưỡng chất, nên nó có thể giúp bạn xoa dịu cổ họng và giảm viêm họng.
Những nguyên nhân gây đau họng
Đau họng là tình trạng bạn có cảm giác khó chịu ở cổ họng, kèm theo những triệu chứng như đau, rát, khô hoặc ngứa, khi nuốt hoặc nói chuyện thì nó càng khó chịu và nặng hơn.
Đau họng ( viêm họng) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm vi-rút, vi khuẩn, hoặc các yếu tố môi trường. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau.
Các dấu hiệu thường gặp khi bị đau họng:
- Cảm thấy cổ họng bị đau, uống nước hay nuốt đều đau
- Cổ họng bị khô và ngứa
- Bên trong họng bị đỏ
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Ho
- Sưng tuyến cổ.
Bị viêm họng dùng mật ong được không?
Mật ong là một thực phẩm được dùng để cải thiện tình trạng đau họng đã được áp dụng từ rất lâu về trước. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mật ong mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:
- Khả năng chống oxy hóa
- Giúp kháng viêm và kháng khuẩn, chống virus, nấm
- Làm đẹp da
- Cải thiện đề kháng
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa...
Đặc biệt, mật ong được cho là có tác dụng xoa dịu cổ họng và trị viêm họng, nhờ nó có đặc tính kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương nhanh chóng, đồng thời còn giúp giảm đau và giảm viêm.
Theo khuyến nghị của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), mật ong là một lựa chọn hữu ích để giảm đau họng, nếu bạn đang bị viêm đau họng kèm theo ho, thì nên sử dụng mật ong để cải thiện tình trạng này. Hơn nữa, WHO vào năm 2001 khuyên những ai bị đau họng có thể dùng mật ong.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dụng mật ong, trẻ em dưới 1 tuổi, bà bầu, ngưòi tiểu đường... thì không nên dùng mật ong.
Dùng loại mật ong nào để trị đau họng?
Mật ong trên thị trường có 2 loại phổ biến, đó là mật ong đã qua xử lý, được tiệt trùng, và mật ong thô. Mật ong tiệt trùng cũng có nhiều ưu điểm như:
- Đã được loại bỏ các loại nấm men tồn tại trong mật ong
- Màu săc đẹp, kết cấu sánh đặc
- Giúp mật ong không bị kết tinh
- Thời gian sử dụng dàu
Tuy nhiên, mật ong tiệt trùng sẽ mất đi một lượng dưỡng chất trong quá trình sản xuất. Nên nhiều người thường yêu thích chọn mật ong nguyên chất. Tóm lại việc chọn mật ong nào để trị viêm họng còn tùy vào nhiều yếu tố như giả cả, mục đích sử dụng... quan trọng nhất là bạn cần chọn mua mật ong chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
Cách chữa viêm họng bằng mật ong
Để chữa viêm họng bằng mật ong một cách đơn giản và hiệu quả bạn có thể tham khảo 6 cách sau:
Dùng mật ong và chanh
Không chỉ chanh đào mật ong mới giúp trị viêm họng, mà chanh thường cũng hỗ trợ vấn đề này
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Chanh
- Nước ấm
Cách làm:
- Lấy 1 ly nước ấm khoảng 40 độ C cho thêm nước cốt chanh và mật ong vào, khuấy đều
- Chia uống trong ngày
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước trà ấm để pha.
Dùng mật ong và chanh đào
Chanh đào là một loại chanh có vị chua, ruột hơi hồng đào, theo y học cổ truyền thì nó có tính mát, quy về các cơ quan như can, vị, tỳ. Nó cũng giúp tiêu độc, giảm ho, kháng viêm... đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào trong chanh đào, kết hợp chung với mật ong sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt hơn, hỗn hợp này rất tốt cho những ai đang bị đau họng.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Chanh đào tươi
- Hũ thủy tinh sạch
Cách làm:
- Chanh đào rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi để ráo. Cắt thành từng lát mỏng
- Xếp chanh đào vào hũ, thêm mật ong và bạn nén cho mật ong ngập hoàn toàn chanh đào
- Đậy nắp lại và bảo quản khoảng trên 20 ngày ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Mang ra sử dụng mỗi ngày 1-2 lần, để giảm viêm họng.
Dùng mật ong và tỏi
Kết hợp mật ong và tỏi sẽ giúp giảm viêm, chống khuẩn, giúp cải thiện tình trạng viêm họng.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Tỏi
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, mang đi giã nhuyễn
- Trộn đều mật ong và tỏi vào chén
- Mang đi hấp cách thủy khoảng 10 phút
- Bạn dùng thìa nhỏ, chắt lấy nước cốt và uống 2- 3 lần/ ngày.
Dùng mật ong và đông trùng hạ thảo
Mật ong đông trùng hạ thảo là một sản phẩm giúp bạn tiêu đờm, giảm tình trạng do ho, đau họng. Đồng thời nó còn giúp củng cố miễn dịch, bổ phế, nạp thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất 500ml
- Đồng trùng hạ thảo 10- 15g
- Hũ thủy tinh sạch
Cách làm:
- Cho đông trùng hạ thảo vào hũ thủy tinh, thêm mật ong vào, đảm bảo mật ong ngập phần đông trùng là được
- Đậy nắp và bảo quản nơi thoáng mát, chờ 15- 30 ngày là có thể mang ra dùng
- Mỗi khi sử dụng bạn có thể dùng 10- 20ml hỗn hợp này vào mỗi sáng.
Dùng mật ong, chanh và gừng
Hỗn hợp này sẽ giúp bạn giảm đau họng rất tốt.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất 10ml
- Gừng 25g
- Nước chanh 5ml
Cách làm:
- Chanh rửa sạch, cắt đôi và vắt lấy nước cốt
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng
- Cho gừng vào trong ly nước sôi 5 phút
- Chờ nước ấm khoảng 40 độ C thì cho chanh và mật ong vào, khuấy đều và uống trước khi đi ngủ.
Dùng mật ong nguyên chất
Dùng mật ong nguyên chất là cách dễ làm, bạn có thể thực hiện tại nhà.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất 1- 2 thìa cà phê
- Nước ấm khoảng 40 độ
Cách làm:
- Cho nước vào ly, thêm mật ong vào, khuấy đều
- Thưởng thức vào buổi sáng để cổ họng được thoải mái và đẩy lùi các triệu chứng viêm họng.
Dùng mật ong và gừng
Gừng có tính nóng, lại giúp chống khuẩn và kháng viêm, dùng cùng mật ong sẽ giúp giảm đau họng một cách tự nhiên.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Gừng tươi
- Hũ thủy tinh sạch
Cách làm:
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng
- Cho gừng và mật ong vào hũ, ngâm 2 tiếng
- Sau đó mang ra dùng ngày 2- 3 lần,mỗi lần 1 lượng nhỏ.
Trị viêm họng bằng mật ong cần lưu ý
Dù mật ong có thể giúp bạn giảm viêm họng, nhưng cần lưu ý:
- Nên kết hợp cùng việc dùng nước muối súc miệng mỗi ngày, như vậy cổ họng sẽ được làm sạch
- Không ăn hoặc uống đồ lạnh, cay nóng hay gây kích thích khi đang bị viêm họng
- Uống đủ nước lọc mỗi ngày để cổ họng không bị khô
- Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
- Nên dùng mỗi ngày khoảng 1- 2 thìa cà phê mật ong, không nên dùng quá nhiều
- Nếu sau 5 ngày trị bằng mật ong mà không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị sớm nhất.