Top 6 Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Gout
Gạo lứt là gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng vì quá trình làm gạo chỉ loại bỏ vỏ trấu, còn các chất dinh dưỡng hay các nguyên tố vi lượng đều được giữ lại. Gạo lứt có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt nó hỗ trợ cho người béo phì, tiểu đường hay rối loạn mỡ máu.
Gạo lứt là giải pháp tự nhiên trong điều trị bệnh gout
Gạo lứt là gạo chỉ loại bỏ vỏ trấu. Không chỉ là một thực phẩm có nhiều dưỡng chất mà còn là một phương pháp tự nhiên hữu ích trong việc điều trị bệnh gout và tăng cường sức khỏe xương khớp. Gạo lứt được tạo ra bằng cách giữ lại lớp cám và lớp mầm. Tính dương hóa của gạo lứt được đánh giá cao trong đông y, giúp cân bằng tính âm hàn của cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp bệnh gout.
Tại sao chữa bệnh gout bằng gạo lứt lại hiệu quả?
- Tăng khả năng đào thải axit uric: Gạo lứt hỗ trợ quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm cải thiện tình trạng gout.
- Giảm đường huyết: Gạo lứt có chỉ số đường huyết ( GI) thấp, tốc độ phân giải đường cũng thấp hơn so với gạo trắng thông thường, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, từ đó giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
- Chống viêm và giảm đau: Phytosterol và sterol trong gạo lứt có khả năng chống viêm và giảm sưng đau ở các khớp do ở những người bị gout.
- Dinh dưỡng cho xương khớp: Gạo lứt giàu canxi, kẽm, kali, magie hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.
- Giảm cân và giảm áp lực lên xương khớp: Gamma onyzanol trong gạo lứt hỗ trợ giảm cân ( theo suckhoedoisong.vn) và còn giúp giảm áp lực lên xương khớp
- Tăng sức đề kháng: Chất chống oxy hóa, gluxit, lipit, chất xơ, vitamin nhóm B, omega 3, omega 6,omega 9 trong gạo lứt bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Với những lợi ích này, gạo lứt không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là một lựa chọn tự nhiên hữu ích cho người đang phải đối mặt với bệnh gout và muốn duy trì sức khỏe xương khớp.
Top 6 cách dùng gạo lứt chữa bệnh gout
Bạn có thể tham khảo cách chữa gout bằng gạo lứt như sau:
Uống sữa gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt 100g
- Sữa tươi 2 hôp - dùng loại sữa tươi không đường
- Đường phèn tùy khẩu vị
Cách làm:
- Cho gạo lứt vào chảo, bật bếp và rang đều tay đến khi gạo ngả màu và có mùi thơm
- Cho sữa tươi không đường vào nồi, cho gạo lứt vừa rang vào cùng
- Khi nước sôi thì bạn hạ lửa nhỏ, đun khoảng 5 - 10 phút, khi gạo lứt nở mềm thì tắt bếp
- Chờ nước nguội bớt thì cho vào máy, xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước để riêng, cho vào nồi đun sôi
- Còn bã gạo lứt cho thêm một ít nước vào, khuấy nhẹ rồi lọc lấy phần nước rồi bỏ bã, sau đó cho vào cùng phần nước đang nấu
- Cho đường phèn vào, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp
- Thưởng thức.
Ăn cơm gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt
- Nước lọc
Cách làm:
- Gạo lứt bạn cho vào chậu nước sạch có thể ngâm qua đêm rồi nấu, hoặc nếu bạn không có thời gian có thể ngâm 45 phút trong nước ấm
- Vo nhẹ gạo lứt và cho vào nồi cơm điện
- Đổ nước theo tỷ lệ gạo 1: nước 2, đậy nắp nồi và cắm điện nấu cơm như bình thường
- Khi cơm đã chín bạn có thể sử dụng ngay với các món ăn mình yêu thích.
Uống trà gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt 100g
- Nước lọc 2 lít
Cách làm:
- Cho gạo lứt vào chảo, bật bếp và rang đều tay, tới khi gạo ngả vàng và thơm
- Cho gạo ra ngoài, chờ cho gạo nguội
- Cho 2 lít nước vào nồi, đun sôi
- Cho gạo lứt rang vào cùng, đun hoảng 5- 10 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp
- Lọc lấy nước trà gạo lứt và uống trong ngày.
Ăn cháo gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt 200g
- Ức gà 300g
- Nước lọc
- Muối
- Hạt nêm
- Hành lá
- Hành tím
- Dầu ăn
Cách làm:
- Ức gà bạn mang đi rửa sạch, sau đó băm nhỏ
- Cho 1 củ hành tím vào xào thơm với 1 thìa dầu ăn, sau đó cho gà vào xào săn thì tắt bếp
- Mang gạo lứt đi vo với nước, cho vào nồi, đổ nước và hầm mềm
- Khi gạo đã nở mềm bạn cho phần ức gà xào vào
- Nêm 1 thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm, 1 ít tiêu xay nếu thích vào nồi cháo, nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp
- Múc cháo gạo lứt ra tô, rắc 1 ít hành lá và thưởng thức.
Uống nước gạo lứt rang
Nguyên liệu:
- Gạo lứt 300g
- Nước 250ml
Cách làm:
- Cho gạo lứt vào chảo, bật bếp và rang đều tay đến khi gạo ngả màu và có mùi thơm
- Cho gạo ra, để nguội
- Cho gạo vào máy xay thành bột mịn, sau đó cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy kín, bảo quản
- Khi pha nước bạn chỉ cần cho 15g bột gạo lứt vào ly
- Cho 250ml nước ấm ( không cần dùng nước sôi) vào cùng, khuấy đều
- Uống ngay khi nước còn ấm.
Ăn cốm gạo lứt
Nguyên liệu:
- Gạo lứt 500g
- Nước
Cách làm:
- Lấy gạo lứt ra, ngâm với nước lọc khoảng 8 tiếng
- Sau đó cũng tỷ lệ 1 gạo : 2 nước, bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Sau khi cơm chín thì bạn cho cơm gạo lứt ra mâm sạch
- Tiếp đó mang ra nắng phơi khô
- Cho chảo lên, bật bếp, cho cơm gạo lứt khô vào rang đều tay
- Rang đến khi hạt gạo nở phồng thì cho ra, làm tới khi hết nguyên liệu
- Chờ cốm gạo lứt nguội thì bạn cho vào hũ thủy tinh, đậy kín, bảo quản và sử dụng dần.
Lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp chữa gout bằng gạo lứt
Trước khi bắt đầu chữa trị bằng gạo lứt, quan trọng nhất là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo phương pháp này phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.
- Gạo lứt thích hợp cho các trường hợp gout nhẹ. Các trường hợp nặng cần điều trị theo lộ trình của chuyên gia y tế.
- Kiên trì sử dụng là quan trọng, nhưng nếu không có sự chuyển biến tích cực, cần xem xét phương pháp chữa trị khác. Ngoài ra, mỗi người sẽ có hiệu quả khác nhau tùy tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng bệnh
- Nên nhai kỹ gạo lứt để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh tình trạng khó tiêu.
- Không nên ăn quá nhiều gạo lứt để tránh nguy cơ ngộ độc. Có thể ăn 2-3 lần/tuần để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
- Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng gạo lứt, ngừng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không nên sử dụng gạo lứt để chữa gout cho những người có vấn đề về tiêu hóa, người mới ốm dậy, người già yếu, người thiếu sắt, người thiếu dinh dưỡng, mẹ bỉm sữa,...
- Cách chữa gout bằng gạo lứt chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh gout nên được thảo luận với chuyên gia y tế.