Khổ Qua Là Gì? Ăn Khổ Qua Có Tác Dụng Gì?
Mướp đắng ( khổ qua) là một thực phẩm quen thuộc có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe.
Khổ qua là gì?
Khổ qua là một thực phẩm quen thuộc, nó còn được biết đến với tên gọi mướp đắng, là một loại quả thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây khổ qua có thân nhỏ, và dây leo của nó có thể phát triển đến khoảng 5 mét. Quả khổ qua hình dài, có rãnh sâu và bề mặt sần sùi, quả khi xanh có màu xanh lá và chuyển sang màu vàng hoặc cam vàng khi chín.
Khổ qua thường có vị đắng nhiều đến đăng vừa tùy loại, nên những người lần đầu tiên ăn có thể hơi khó ăn, nhưng nếu ăn quen lại thấy vị đắng của khổ qua kết hợp vị ngọt của thịt bằm vô cùng hấp dẫn. Khổ qua không chỉ chứa giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe .
Ăn khổ qua có tác dụng gì?
Khổ qua là một loại thực phẩm phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam, nó còn mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại quả này:
Tăng cường hệ tiêu hóa
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, khổ qua giúp nâng cao hiệu suất tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Chất xơ là một thành phần rất quan trọng cho cơ thể, bạn cần phải bổ sung đầy đủ để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Điều hòa lượng đường trong máu
Khổ qua còn được biết đến với khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này là nhờ có saponin và terpenoid. Các thành phần này giúp khổ qua có vị đắng đặc trưng, đồng thời nó còn góp phần giảm đường huyết cho người bị tiểu đường.
Tuy rằng FDA chưa đồng ý dùng khổ qua để trị tiểu đường hay các bệnh khác ở Mỹ, nhưng chiết xuất khổ qua thực tế vẫn có sẵn ở dạng chất lỏng, viên nén, bột hay thực phẩm bổ sung.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào
Khổ qua là nguồn cung cấp phong phú các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như kali, magie, canxi cùng với nhiều chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc củng cố sức khỏe toàn diện, bảo vệ hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương, hệ thống tim mạch và hệ tiêu hóa.
Do đó, bạn có thể bổ sung thêm khô qua vào thực đơn của gia đình để bổ sung dưỡng chất, có thể chế biến khổ qua thành nhiều món như khổ qua dồn thịt, khổ qua xào trứng...
Khả năng chống viêm
Khổ qua chứa cucurbitacin, polyphenol và các chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm viêm và làm giảm rủi ro mắc các bệnh liên quan đến viêm như bệnh viêm khớp và viêm gan.
Đặc biệt, thành phần polyphenol cùng các hợp chất này càng nhiều thì khả năng chống viêm càng cao.
Cải thiện tim mạch
Khổ qua có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ loại thực phẩm này có lượng kali và chất chống oxy hóa dồi dào, nhờ vậy mà nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch hay huyết áp cao.
Hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả
Là thực phẩm giàu dưỡng chất lại có hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, khổ qua trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai đang theo đuổi mục tiêu giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Bạn có thể dùng khổ qua làm nước ép hay chế biến thành các món ăn ngon để hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, giảm cân là một quá trình kiên trì và cần có chế độ ăn uống hợp lý, thể thao thường xuyên, do đó, bạn cần có kế hoạch giảm cân rõ ràng nhé!
Ăn sống khổ qua tốt không?
Tất nhiên, khổ qua có thể ăn sống hay ép nước uống, nhưng bạn cần đảm bảo sơ chế đúng cách. Lý do là nó vẫn chứa một một chất như cucurbitacin, nhất là cucurbitacin E nó có thể gây độc và kích ứng đường tiêu hóa nếu ăn sống.
Ăn sống khổ qua có thể gây ra các tình trạng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy... Do đó, dù có thể ăn sống nhưng tốt nhất bạn nên nấu chín khổ qua trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Vì khi nấu chín cucurbitacin trong khổ qua sẽ giảm đi và giúp nó dễ ăn, dễ tiêu hóa, ngon hơn.
Khi ăn khổ qua cần lưu ý
Khi sử dụng khổ qua, có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích sức khỏe:
Lượng tiêu thụ hợp lý
- Người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 2 trái khổ qua/ bữa và mỗi tuần chỉ ăn khổ qua tối đa 4 lần. Nên bạn chỉ ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng ăn quá nhiều vì axit oxalic trong thực phẩm này không tốt cho tiêu hóa.
- Ngoài ra không nên ăn khổ qua sống và không ăn khi đang đói.
- Tránh ăn hạt khổ qua
- Hạt của khổ qua có thể chứa các chất độc hại và không nên được tiêu thụ. Khi bạn chế biến khổ qua nên loại bỏ hết phần ruột, rửa sạch sau đó mới mang đi chế biến các món ăn tùy ý.
Những lưu ý này giúp bạn hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn và tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe từ khổ qua.
Đối tượng không nên ăn khổ qua
Nên thận trọng khi ăn khổ qua vì nó có thể ảnh hưởng đến những người sau:
- Người huyết áp thấp, bị giảm lượng đường trong máu
- Người thiếu hụt canxi
- Bà bầu trong giai đoạn đầu
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người có vấn đề về thận
- Người bị bệnh thiếu men G6PD...