
Ngày Nào Cũng Ăn Lạc Có Tốt Không?
Lạc ( đậu phộng) là một là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên việc có nên ăn đậu phộng hàng ngày không là còn tùy vào nhu cầu và sức khỏe của từng người.
Ngày nào cũng ăn lạc có tốt không?

Lạc ( đậu phộng) có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc có nên thường xuyên ăn lạc không thì còn tùy vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mỗi ngày bạn không được ăn quá 30g lạc ( khoảng 53 hạt lạc), còn nếu dùng bơ đậu phộng thì chỉ nên dùng 1- 2 thìa mỗi ngày, mỗi tuần chỉ nên dùng từ 1- 3 lần.
Bạn có thể ăn lạc theo cách luộc, hấp,... có thể ăn vào các thời điểm mình thích, nhưng hạn chế ăn vào tối muộn. Đặc biệt, tránh các sản phẩm lạc chứa nhiều đường, muối, chất phụ gia...
Ăn lạc có tốt không?
Lạc là một loại hạt không chỉ thơm ngon, mà khi ăn đúng cách và đúng liều lượng, nó còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng của lạc:
Hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Resveratrol trong lạc giúp tăng cường lưu thông máu lên não, trong khi đó, vitamin B3 (niacin) lại có khả năng hỗ trợ chức năng não bộ. Hơn nữa, lạc còn chứa tryptophan - một axit amin thiết yếu giúp tạo ra serotonin. Nên khi tiêu thụ lạc, cũng có tiềm năng trong việc cải thiện tinh thần và ngừa trầm cảm.
Hỗ trợ giảm cân
Mặc dù giàu năng lượng, nhưng lạc lại có thể hỗ trợ giảm cân nếu sử dụng đúng cách. Nhờ chứa nhiều chất xơ (cellulose), lạc giúp ltạo cảm giác no lâu, từ đó hạn chế việc ăn quá nhiều, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.
Để giảm cân hiệu quả, bạn có thể ăn một ít lạc, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục mỗi ngày.
Có lợi cho tim mạch

Lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, đây là một loại chất béo có lợi cho tim mạch. Bên cạnh đó, lạc còn cung cấp vitamin E, folate, chất đạm, mangan và nhiều dưỡng chất khác, những chất này đều có tác dụng tích cực cho sức khỏe tim mạch. Nhờ vậy, việc bổ sung lạc vào chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh động mạch và giảm tỷ lệ béo phì...
Một vài nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, phụ nữ tiêu thụ khoảng 28g lạc mỗi tuần có thể giảm đến 25% nguy cơ hình thành sỏi thận. Điều này là nhờ các chất chống oxy hóa trong lạc.
Tuy nhiên, dù lạc có lợi cho tim mạch, nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể gây phản tác dụng và còn khiến bạn tăng cân.
Giảm nguy cơ sỏi mật
Một lợi ích đáng chú ý khác của lạc là có thể hỗ trợ phòng ngừa sỏi mật. Mà bệnh lý này chủ yếu do cholesterol gây ra. Mà đậu phộng lại có thể giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính ( triacylglycerol) trong mật, nên nó có thể giúp ngừa sỏi mật.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra, đậu phông có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể góp phần giúp gan hoạt động tốt hơn, ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật.
Ai không nên ăn lạc?
Lạc là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn lạc. Dưới đây là những người không nên ăn lạc ( đậu phộng):
Người có vấn đề về gan mật

Thực phẩm giàu chất béo và chất đạm, có thể khiến túi mật tăng tiết mật, nhằm mục đích tiêu hóa thức ăn cũng như giúp cơ thể hấp thu.
Nhưng người có bệnh về gan mật nếu còn ăn quá nhiều lạc, thì lại nạp quá nhiều hai dưỡng chất này, làm tăng gánh nặng cho túi mật và gan, thậm chí có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Còn nếu bạn nằm trong những người có thể ăn lạc, thì bạn nên ăn một ít, đồng thời chỉ ăn các món lạc lành mạnh như lạc luộc, lạc hấp, hay nấu canh, nấu cháo. Không được ăn các món lạc có nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ.
Người béo phì
Lượng calo và chất béo cao trong lạc có thể làm bạn khó kiểm soát cân nặng, do hương vị thơm ngon, nên bạn cũng khó kìm lại cơn thèm khi ăn lạc, vì thế, nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì, tốt nhất nên loại lạc ra khỏi thực đơn của mình.
Người bị bệnh gout

Bệnh nhân gout thường gặp nhiều khó khăn khi xử lý axit uric. Lạc lại là một loại hạt có hàm lượng chất béo cao, mà người bệnh lại bị rối loạn chuyển hóa purin, hay bị tăng nồng độ axit uric trong máu, thì không nên ăn lạc. Ngay cả khi bạn ăn một lượng nhỏ, lạc cũng có thể làm giảm bài tiết axit uric, từ đó làm bệnh năng hơn.
Người bị mỡ máu cao
Lạc chứa nhiều chất béo, vì vậy những người đang bị mỡ máu cao nên tránh tiêu thụ loại hạt này, vì nó có thể làm bạn tăng cân và điều này làm cho bệnh trở nặng. Không chỉ nhiều chất béo, lạc còn chứa hàm lượng calo cao, nên nó sẽ tác động tiêu cực đến bệnh mỡ máu, hoặc gây ra các bệnh lý khác như động mạch vành, các bệnh liên quan đến tim mạch.
Người cao huyết áp

Tương tự như bệnh nhân bị đái tháo đường và gout, việc tiêu thụ nhiều dầu ăn có thể làm cho huyết áp bị tăng, động mạch xơ cứng, gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Người bị phù thũng
Tình trạng phù thũng hay còn gọi là bị ứ dịch khoảng kẽ giữa các tế bào hoặc các khoang tự nhiên. Trong lạc có chất có thể làm đông máu tạm thời. Nên những người bị phù thũng không phù hợp ăn loại hạt này, vì nó có thể làm tổn hại, máu ứ đọng, từ đó làm cho chứng phù thũng nặng hơn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú

Theo một nghiên cứu ở bệnh viện Sainte Justine (Canada), mẹ bầu mà ăn lạc trong giai đoạn thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ cao hơn những trẻ khác tới 4 lần. Tương tự, việc mẹ cho con bú ăn lạc cũng có thể tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ gấp 2 lần.
Người bị khó tiêu
Những người thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng... cũng không nên tiêu thụ lạc. Hàm lượng chất béo và đạm cao trong lạc có thể làm tình trạng khó tiêu trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên ưu tiên ăn các loại rau xanh, trái cây tươi.
Lượng chất đạm cao trong lạc có thể gây áp lực cho đường ruột, nếu bạn ăn quá mức.
Người có thể trạng nóng trong

Theo Đông y, lạc có vị ngọt và tính nóng. Những người có thể trạng nóng, dễ bị mụn nhọt thì hạn chế ăn lạc, nếu không tình trạng nóng trong có thể khiến bạn bị nổi mụn, hay cảm giác khó chịu...
Nếu bạn vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn lạc.