Gừng Có Giúp Trị Cảm Không? Cách Trị Cảm Cúm Bằng Gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc, ngoài ra nó còn có tác dụng trị cảm hiệu quả.
Gừng có giúp trị cảm cúm không?
Gừng (Zingiber officinale theo tên khoa học) là một loại cây mọc phổ biến ở châu Á và những khu vực nhiệt đới. Củ gừng là phần của cây được dùng nhiều nhất, còn được gọi là thân rễ. Gừng là một loại thảo dược có vị cay, ấm, tính nóng, mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng làm nguyên liệu tẩm ướp cho các món ăn.
Gừng có mùi và vị riêng biệt nhờ các loại dầu thiên nhiên trong nó, trong đó gingerol là chất quan trọng nhất. Gingerol cũng là chất có hoạt tính sinh học chủ yếu trong củ gừng. Theo nhiều nghiên cứu, gingerol có khả năng chống oxy hóa cao, chống viêm, giảm đau và tiêu sưng. Từ xưa, gừng là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian, được dùng để cải thiện tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn, giảm đầy bụng, khó tiêu, kích thích cảm giác ngon miệng và giúp trị cảm, đẩy lùi bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy lợi ích của gừng trong việc giảm cảm giác buồn nôn trong thời kỳ mang thai do nghén hoặc hậu khi phẫu thuật; giảm triệu chứng viêm khớp ở giai đoạn sớm, đau nửa đầu, huyết áp cao, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường,
Cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả
Dưới đây là những cách trị cảm bằng gừng mà bạn có thể tham khảo:
Canh gừng, thịt gà
Canh gừng không những là một món ăn ngon, bổ duõng mà nó còn giúp hạ sốt và cải thiện lưu thông khí huyết, giúp trị cảm cúm hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 100- 200g thịt gà
- 10- 20g gừng tươi
- Hành lá
Cách làm:
- Gà mang đi rửa sạch, chặt nhỏ từng khúc vừa ăn, cho vào ướp với muối, hạt nêm, hành tím băm, gừng, nước mắm trong khoảng 10 phút
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt sợi
- Cho gà lên rang sơ, sau đó đổ nước vào hầm
- Hầm tới khi gà chín, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn
- Tắt bếp và cho canh gà ra tô
- Thưởng thức ngay khi còn nóng.
Trà gừng, sả và chanh
Gừng kết hợp cùng chanh hỗ trợ trị cảm lạnh và cảm cúm. Chanh có nhiều vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Sả
- Mật ong nguyên chất
- Chanh
Cách làm:
- Sả mang đi lột bỏ phần vỏ già bên ngoài, rửa sạch, đập dập và cắt khúc nhỏ
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch với nước và cắt lát mỏng
- Cho nước vào nồi và đun sôi
- Nước sôi thì cho cả gừng và sả vào, cho nước sôi rồi tắt bếp
- Để ngâm khoảng 3- 5 phút
- Cho nước ra ly, bỏ phần bã
- Chờ nước ấm thì cho mật ong và nước cốt chanh vào, khuấy đều
- Thưởng thức trà ngày khi trà còn ấm.
Chè gừng
Chè gừng giúp cơ thể đổ mồ hôi, trị ho và giải cảm.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Đường
Cách làm:
- Gừng tươi mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch và cắt sợi
- Cho nước vào nồi đun sôi, sau đó cho gừng vào
- Đun khoảng 2- 5 phút thì cho một ít đường vào, khuấy nhẹ
- Cho nước ra ly, chia ra uống nhiều lần và cần làm nóng trong mỗi lần uống.
Trà gừng mật ong
Nếu bạn bị cảm cúm thì uống 1 ly trà gừng ấm là phương pháp tự nhiên trị cảm rất tốt. Khi bạn bổ sung thêm mật ong nguyên chất, thì ly trà gừng mật ong còn giúp giảm nghẹt mũi và xoa dịu cổ họng.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 2- 3 lát -khi bạn không có gừng tươi có thể thay thế bằng bột gừng khô khoảng 250mg - 1g
- Mật ong nguyên chất 1 thìa
Cách làm:
- Gừng tươi bạn mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước rồi dùng dao cắt lát mỏng
- Cho gừng vào ly, đổ nước sôi vào và ngâm khoảng 5 phút
- Chờ nước hạ nhiệt khoảng 40- 60 độ C thì bạn cho mật ong vào, khuấy đều
- Thưởng thức khi nước trà còn ấm.
Trà gừng sả
Sả cũng là một gia vị quen thuộc, nó có khả năng chống viêm, hỗ trợ trị cảm cúm, ho và cảm lạnh. Nên trà gừng sả là một thức uống trị cảm khá hữu hiệu.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Sả
- Mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Sả mang đi lột bỏ phần vỏ già bên ngoài, rửa sạch, đập dập và cắt khúc nhỏ
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch với nước và cắt lát mỏng
- Cho nước vào nồi và đun sôi
- Nước sôi thì cho cả gừng và sả vào, cho nước sôi rồi tắt bếp
- Để ngâm khoảng 3- 5 phút
- Cho nước ra ly, bỏ phần bã
- Chờ nước ấm thì cho mật ong vào, khuấy đều
- Thưởng thức ngay khi ấm.
Cháo gừng
Cháo gừng là món ăn trị cảm rất tốt, có lợi cho những người đang bị phong hàn, cảm cúm, cơ thể nhức mỏi, sợ lạnh...
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Gạo nếp
- Gạo tẻ
- Hành lá
- Tía tô
Cách làm:
- Gạo nếp và gạo tẻ ngâm với nước khoảng 30 phút, sau đó vo gạo và cho vào nồi
- Đổ nước vào gạo và đun, hầm cháo cho nhừ
- Gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt sợi
- Hành lá và tía tô rửa sạch, cắt nhỏ
- Khi chảo mềm thì bạn nêm muối, hạt nêm cho vừa ăn rồi tắt bếp
- Cho gừng, hành lá và tía tô vào nồi cháo, khuấy nhẹ
- Múc cháo ra tô và thưởng thức ngay.
Khi dùng trà gừng trị cảm cần lưu ý
Trà gừng có nhiều lợi íc cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu bạn muốn trị cảm cúm bằng gừng, bạn cũng cần chú ý những điều sau để tránh gây ra các tác dụng phụ:
- Gừng có tính cay, nóng nên không nên dùng quá nhiều, có thể làm nóng cơ thể
- Khi thoa nước gừng hay tinh dầu gừng lên da, không nên bôi quá nhiều ở một vị trí, có thể gây kích ứng da
- Gừng có thể gây ra ợ chua, tiêu chảy và kích ứng miệng, nhưng điều này rất hiếm xảy ra
- Phụ nữ mang thai nên cẩn thận, không dùng quá nhiều gừng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng
- Việc trị cảm cúm bằng gừng chỉ có hiệu quả với bệnh nhẹ hoặc mới bị cảm. Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có hiệu quả khác nhau.
Việc dùng gừng liều cao có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, vì vậy nếu có vấn để về sức khỏe, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.