).jpg)
Cẩm Nan Sơ Cấp Cứu: Đau Đầu, Họng, Tai và Răng
Cẩm nang sơ cấp cứu hướng dẫn xử lý nhanh các tình huống sức khỏe khẩn cấp như đau đầu, đau họng, đau tai và đau răng. Nó cung cấp cách nhận biết dấu hiệu nguy hiểm, khuyến nghị dùng thuốc giảm đau cơ bản như paracetamol và các phương pháp sơ cứu đơn giản. Mục tiêu là giảm đau, hỗ trợ nạn nhân và ngăn ngừa biến chứng trước khi có sự trợ giúp y tế. Cẩm nang nhấn mạnh việc chú ý các triệu chứng nghiêm trọng và tìm kiếm tư vấn y tế kịp thời. Đây là tài liệu cần thiết giúp ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp.
1. ĐAU ĐẦU
CHÚ Ý❌
Không dùng aspirin cho người dưới 16 tuổi hoặc bị dị ứng với aspirin.
Tìm kiếm tư vấn y tế khẩn cấp nếu:
- Đau tiến triển đột ngột
- Đau dữ dội, mất khả năng hoạt động
- Đau đi kèm sốt hoặc nôn
- Đau tại phía sau hai đẳng
- Đau kèm theo mất sức, lực hoặc mất cảm giác hoặc suy giảm mức độ phản ứng
- Đau kèm theo cứng gáy và nhạy cảm với ánh sáng
- Đau sau một chấn thương đầu
MỤC TIÊU CỦA BẠN ❇️
- Làm dịu cơn đau
- Tiếp cận tư vấn y tế nếu cần thiết
ĐAU ĐẦU DO CĂNG THẲNG:
🤕Đau đầu có thể đi kèm mọi bệnh lý đặc biệt là bệnh gây sốt như cúm. Nó có thể tiến triển mà không có nguyên nhân, nhưng thường do mệt mỏi, căng thẳng, hoặc lạnh, quá mức. 'Ngộ độc' do không khí ngạt hoặc nhiều khói, uống quá nhiều rượu hay thuốc, cũng có thể gây đau đầu. Tuy nhiên, đau đầu cũng có thể là triệu chứng nổi bật nhất của viêm màng não hoặc đột quỵ.
VẬY TA CẦN LÀM GÌ?✅
- Giúp nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống ở nơi yên tĩnh. Đưa cho nạn nhân khăn lạnh để chườm lên trán.
- Người lớn có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng viên thuốc giảm đau của riêng họ. Trẻ em có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng xi-rô (không dùng aspirin).
CƠN ĐAU NỮA ĐẦU:
CHÚ Ý❌
- Không dùng aspirin cho người dưới 16 tuổi hoặc bị dị ứng với aspirin.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT❇️
- Trước cơn đau có thể có rối loạn thị giác, dưới dạng các vầng nhập nháy hoặc một vùng tối đen.
- Đau đầu kèm mạch đập mạnh, có thể chỉ ở một bên đầu
- Đau bụng, buồn nôn và nôn
- Không thể chịu được ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn.
😵Cơn đau nửa đầu dữ dội có thể khỏi phát bởi nhiều nguyên nhân, như dị ứng, căng thẳng tâm lý hoặc mệt mỏi. Những tác nhân khởi phát khác bao gồm thiếu ngủ, bỏ bữa, rượu và một số loại thực phẩm như pho-mát hoặc sôcôla. Những người bị đau nửa đầu thường biết cách nhận ra và giải quyết các cơn đau, đồng thời có thể tự mang theo thuốc.
VẬY TA CẦN LÀM GÌ?✅
- Giúp nạn nhân dùng thuốc của riêng họ để điều trị những cơn đau nửa đầu.
- Khuyên nạn nhân nằm xuống hoặc ngồi vào trong phòng tối, yên tĩnh. Đưa cho nạn nhân vài chiếc khăn và một vật chứa phòng trường hợp nôn.
- Nếu bị đau lần đầu tiên, khuyên nạn nhân tìm kiểm tư vấn y tế.
2. ĐAU HỌNG
🤒Đau họng hay gặp nhất là cảm giác khô rát do viêm, thường là dấu hiệu đầu tiên của ho hoặc cảm lạnh. Viêm a-mi-đan xảy ra khi a-mi-đan nằm phía sau cổ họng bị nhiễm trùng. A-mi-đan đỏ và sưng lên, xuất hiện những đốm mủ trắng có thể nhìn thấy được. Nuốt có thể khó khăn và các tuyến ở góc hàm có thể to lên và đau.
CẦN LÀM GÌ?✅
- Cho nạn nhân uống nhiều nước để giúp làm dịu và ngăn cổ họng bị khô.
- Người lớn có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng viên thuốc giảm đau của riêng họ. Trẻ em có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng xi-rô (không dùng aspirin).
3. ĐAU TAI VÀ ĐAU RĂNG
Đau tai có thể xảy ra do viêm tai ngoài, giữa hoặc tai trong, và thường do nhiễm trùng đi kèm cảm lạnh, viêm a-mi-đan hoặc cúm.
👨🔬Đau tai cũng có thể do mụn nhọt, dị vật mắc kẹt trong ống tai hoặc đau lan từ áp xe răng. Nạn nhân có thể mất thính lực tạm thời. Đau tai thường xảy ra khi người trên máy bay do thay đổi áp suất không khí theo độ cao. Nhiễm trùng có thể khiến mủ đóng lại ở tai giữa và màng nhĩ trở nên thủng, khiến mủ thoát ra, làm giảm đau tạm thời.
🦷Đau răng có thể do tủy trong răng bị viêm vì sâu răng. Nếu không điều trị, tủy bị nhiễm trùng, dẫn đến áp xe, gây đau nhức. Nhiễm trùng có thể gây sưng lợi xung quanh răng bị đau hoặc cả hàm.
CHÚ Ý❌
Không dùng aspirin cho người dưới 16 tuổi hoặc bị dị ứng với aspirin.
Nếu nghi ngờ viêm a-mi-đan hoặc sốt, khuyên nạn nhân tìm kiếm tư vấn y tế.
MỤC TIÊU CỦA BẠN❇️
Giảm đau
Tìm kiếm trợ giúp y tế hoặc nha sĩ nếu cần thiết
CẦN LÀM GÌ?✅
- Người lớn có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng viên thuốc giảm đau của riêng họ. Trẻ em có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng xi-rô (không dùng aspirin).
- Đưa cho nạn nhân một nguồn tạo nhiệt, như chai nước nóng bọc trong khăn, để chườm lên chỗ bị ảnh hưởng.
- Với đau răng, bạn có thể ngậm một miếng bông gòn vào dầu đinh hương để đắp lên răng bị đau.
- Khuyên nạn nhân tìm kiểm tư vấn y tế nếu bạn thấy lo lắng, đặc biệt nếu đó là trẻ em. Nếu nạn nhân bị đau răng, khuyên họ đi gặp nha sĩ.