NHỮNG SAI LẦM khi số hóa doanh nghiệp, dẫn đến Thất Bại!
Có rất nhiều sai lầm về việc số hóa doanh nghiệp, dẫn đến việc doanh nghiệp tiền mất tật mang, mà số hóa doanh nghiệp thì không thành công. Mà thất bại một lần thì mất niềm tin vào những lần sau, dẫn đến xem số hóa doanh nghiệp như một thách thức hơn là một quy trình mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp!
Sai lầm 1: Phần mềm XỊN là số hóa doanh nghiệp
Đây là sai lầm CHÍ MẠNG của rất nhiều doanh nghiệp. Lầm tưởng rằng, chỉ cần phần mềm tốt là số hóa doanh nghiệp thành công. Và vì lý do này, khi doanh nghiệp tiếp cận những phần mềm quản lý doanh nghiệp, sẽ được nghe những lời có cánh, nào là công nghệ cao nhất, quản lý đỉnh nhất, cái gì cũng nhất,... Nhưng đây chính là sai lầm lớn nhất. Vì sao? Vì đơn giản, cũng như từ đơn giản, phầm mềm phải thực sư đơn giản, để cho mọi người trong doanh nghiệp dùng được, nếu không, phần mềm chính là thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp. Phần mềm phải đơn giản nhưng phù hợp.
Và nên nhớ, phần mềm chỉ là công cụ quản lý, tư duy số hóa mới là quan trọng nhất, và bạn nên nhớ điều này. Để xử lý 1 vấn đề cần 3 bước chính:
- 1 là BẠN có NHU CẦU, có vấn đề
- 2 là BẠN có TƯ DUY về vấn đề đó, và khát khao giải quyết nó
- 3 là BẠN tìm CÔNG CỤ hợp lý để giải quyết vấn đề
Như vậy, bạn có thể thấy, công cụ hợp lý, chỉ là bước cuối cùng. 2 bước quan trọng bạn không giải quyết được, bạn đi giải quyết phần NGỌN của vấn đề, thì thất bại là đương nhiên.
Sai lầm 2: Không cần đào tạo, chỉ cần hướng dẫn sử dụng phần mềm là đủ.
Như đã nói ở bài viết, 6 điều cực kỳ quan trọng để số hóa doanh nghiệp thành công. Thì rõ ràng, bản thân của phần mềm quản lý doanh nghiệp, chỉ là 1 phần nhỏ của phần quản lý. Thì việc bạn sử dụng phần mềm được, là rất tốt. Nhưng điều đó thì không thể nào đủ để cho một quy trình số hóa doanh nghiệp.
Số hóa doanh nghiệp là một quy trình mang tính hệ thống cực kỳ phức tạp và chuyên nghiệp. Gồm 6 phần lớn Quản lý, Đào tạo, Bán hàng, Kết nối, TMĐT và Tệp khách hàng!
Sai lầm 3: Người tư vấn Số hóa doanh nghiệp lại chỉ là một sale hoặc kỹ thuật viên.
Đây là sai lầm khá phổ biến, vì mục tiêu là chỉ bán phần mềm, vì vậy người tư vấn số hóa doanh nghiệp là một người sale. Chỉ được đào tạo về những tính năng của phần mềm, ưu điểm, khuyết điểm gì gì đó đó. Vậy là BẠN giao cả công ty của bạn cho một người không chút kiến thức gì về hệ thống doanh nghiệp? Điều này có hợp lý không? Đương nhiên là KHÔNG.
Người tư vấn doanh nghiệp phải là người có tư duy hệ thống, có kiến thức rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từng kinh qua hàng ngàn dự án doanh nghiệp, ... và quan trọng là phải có tầm để nói chuyện với chủ doanh nghiệp, có tầm nói về những vấn đề kinh doanh, chiến lược, kế hoạch, xây dựng, vận hành, quản lý, phát triển doanh nghiệp.
Sai lầm 4: Nhân viên IT đi bàn chuyện số hóa doanh nghiệp.
Sai lầm này, chắc cũng thuộc hàng kinh điển, và cũng là sai lầm chí mạng của đa số doanh nghiệp. Vì có chữ SỐ HÓA, thì nghĩ đến IT. SAI bét. Nhân viên IT từ khi nào có tầm nhận định về cả một doanh nghiệp, biết đúng sai, nên hay không nên, để lựa chọn đơn vị sẽ làm việc số hóa doanh nghiệp?
Để bàn về số hóa doanh nghiệp, chỉ có thể chủ doanh nghiệp bàn với chủ doanh nghiệp hoặc chuyên gia về số hóa doanh nghiệp trao đổi với chủ doanh nghiệp mà thôi. Nhân viên IT chỉ là học cách sử dụng và hướng dẫn lại cho những người nhân viên khác.
Đối với doanh nghiệp hiện đại, nhân viên IT nên gom vào phòng Marketing.
Sai lầm 5: Không có tính hệ thống.
Đây có lẽ là điều khó hình dung với nhiều doanh nghiệp, hoặc đơn giản là hình dung không đủ về số hóa cần phải làm gì, và những việc đó có đồng bộ với nhau không, có liền mạch với nhau trong một hệ thống tổng thể hay không? Và cách vận hành, quản lý hệ thống đó như thế nào cho hợp lý.
Vì vậy doanh nghiệp rất dễ quay vào một vòng lẫn quẫn, đó là cái gì cũng làm, nhưng hiệu quả thì không có. Đơn giản là làm chưa tới, hoặc làm chưa đúng. Để hình thành tính hệ thống này, cần có chuyên gia hệ thống của QLDN 4.0 đào tạo và đồng hành.
Sai lầm 6: Nghĩ là mình BIẾT RỒI.
Rất nhiều chủ doanh nghiệp có thông tin về số hóa, và có tìm hiểu những thông tin về số hóa doanh nghiệp, và họ nghĩ rằng họ biết rồi. Và điều này thực sự nguy hiểm. Nếu bạn chỉ nghe thấy mà biết, thì bất cứ ai cũng có thể biết. Khi đó kiến thức bạn có chỉ là để 8 chuyện mà thôi.
Kiến thức về số hóa phải qua quá trình thực hiện, đào tạo, vận hành, quản lý,.... từ những dự án thực tế bằng tư duy hệ thống cấp độ cao.
Sai lầm 7: Số hóa MÕM
Đây có lẽ là điều, mà mọi người thường hay gặp nhất, doanh nghiệp thì rất mong muốn được số hóa, và rồi họ lại gặp những chuyên gia về số hóa MÕM, nghĩa là gì? Nghĩa là số hóa bằng mồm, mà không biết gì về công nghệ? Bản thân chữ SỐ HÓA nghĩa là công nghệ, doanh nghiệp số hóa, là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ.
Số hóa doanh nghiệp, thì người số hóa doanh nghiệp ngoài việc phải có kiến thức hệ thống cực kỳ tốt, thì đồng thời phải là một chuyên gia về công nghệ, thì mới có thể tư vấn số hóa doanh nghiệp được. Và điều này HIỂN NHIÊN đúng, đương nhiên phải thế. Làm sao có thể đi tư vấn SỐ HÓA doanh nghiệp trong khi bản thân mình lại không phải là một người am hiểu công nghệ?
Và vì lý do này, rất nhiều chủ doanh nghiệp, mãi không thể nào số hóa doanh nghiệp thành công, vì đơn giản, người làm số hóa không đủ tầm so với chủ doanh nghiệp.
Tóm lại người tư vấn số hóa doanh nghiệp phải đáp ứng 2 tiêu chuẩn cơ bản:
- 1 là chuyên gia công nghệ
- 2 là chuyên gia hệ thống doanh nghiệp
Nếu không có đủ 2 yếu tố cơ bản này, thì tất cả mọi việc làm còn lại đều chỉ là nữa vời, hoặc chỉ số hóa một phần mà thôi. Rõ là số hóa MÕM!
Sai lầm 8: Tư duy số hóa rời rạc, góp nhặt
Số hóa doanh nghiệp, một lần nữa, là một công việc mang tính hệ thống vô cùng phức tạp và chuyên nghiệp. Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp được số hóa với tư duy rời rạc, góp nhặt, nghĩa là gì? Nghĩa là đi mua phần mềm quản lý ở bên A, đi làm web bên B, đi thuê tư vấn bên C, đi đào tạo bên D,... như là một trò chơi xếp hình. Đây là điển hình của tư duy rời rạc, góp nhặt, và người nào tư vấn số hóa doanh nghiệp theo hướng này. Thì cũng làm cho doanh nghiệp số hóa thất bại mà thôi.