Top 10 Tác Hại Của Cà Phê Đối Với Sức Khỏe
Cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng uống quá nhiều nó cũng mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe.
Top 10 tác hại của cà phê đối với sức khỏe
Cà phê là thức uống thơm ngon và hấp dẫn, nó có chứa nhiều dưỡng chất, đồng thời caffein còn tăng cường tỉnh táo và giúp bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn. Một lượng caffeine vừa phải có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn uống cà phê sai cách và uống quá nhiều nó sẽ gây ra những vấn đề cho sức khỏe như:
Ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, mất ngủ
Cà phê có thể gây mất ngủ, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm với caffein hay không thường xuyên uống cà phê. Caffeine giúp duy trì sự tỉnh táo, nhưng uống cà phê nhiều có thể gây khó ngủ và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
Khi bạn nạp nhiều caffein nó sẽ làm cho bạn chìm vào giấc ngủ khó hơn và lâu hơn, điều này làm cho giấc ngủ của bạn ngắn hơn so với bình thường, nhất là ở những người già - độ tuổi giấc ngủ kém hơn.
Nhưng nếu bạn nạp caffeine ở mức độ thấp hoặc vừa phải thường không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Chỉ có những người ít uống cà phê hoặc uống gần giờ đi ngủ có thể gặp khó khăn khi ngủ.
Tùy vào phản ứng caffein của từng người, liều lượng cũng như thời gian sử dụng cà phê mà nó có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ ở mức độ khác nhau. Do đó, nếu bạn có chất lượng giấc ngủ kém, khó ngủ không nên uống cà phê vào chiều tối hay trước khi đi ngủ.
Làm tăng huyết áp
Cà phê có thể gây tăng huyết áp nếu bạn uống cà phê đậm đặc. Tuy cà phê không làm tăng nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe nếu bạn không quen với caffeine.
Tuy nhiên, việc cà phê có thể làm tăng huyết áp này không kéo dài và thường chỉ là một hiệu ứng tạm thời. Nhưng bạn cần lưu ý nếu bạn đang vận động mạnh mà uống cà phê cũng có thể làm bạn bị tăng huyết áp.
Vậy nên bạn cần sử dụng cà phê vừa phải, không nên uống quá đặc.
Khiến bạn phu thuộc vào cà phê
Cũng như trà, thì nhiều người uống cà phê thường xuyên cũng có cảm giác nghiện đồ uống này và khó bỏ trong một sớm một chiều. Họ cảm thấy bồn chồn và không thoải mái nếu thiếu đi một tách cà phê mỗi ngày.
Tuy caffeine trong cà phê không gây nghiện như cocain hay amphetamine, nhưng nó có thể gây phụ thuộc về mặt tâm lý hoặc thể chất. Là cảm giác những ai uống nhiều cà phê và thường xuyên mới hiểu được.
Do đó, để tránh việc nghiện cà phê thì bạn nên uống nhiều loại đồ uống khác nhau, để tránh phụ thuộc một loại đồ uống nào, bên cạnh đó cũng giúp bạn thay đổi khẩu vị.
Có thể gây mất cơ
Cà phê có thể gây suy nhược cơ bắp, ở cả nam và nữ. Để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên giới hạn tiêu thụ caffeine mỗi ngày nạp vào cơ thể, mỗi ngày uống dưới 250mg caffeine.
Ảnh hưởng tới dạ dày
Uống cà phê khi đói có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và ảnh hưởng đến dạ dày. Mặc dù cà phê có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa nếu uống vào buổi sáng như nhuận tràng, tuy nhiên, việc uống nó khi đói có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt và khó chịu. Caffeine kích thích nhu động ruột nhưng cũng có thể gây ra tiêu chảy, đặc biệt uống quá nhiều trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể nặng hơn nếu bạn tiêu thụ cà phê quá mức.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Đối với phụ nữ mang thai, việc uống cà phê cần được hạn chế. Mặc dù một lượng nhỏ có thể không gây hại, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể kích thích hệ tiêu hóa và gây khó ngủ, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Caffeine có khả năng vượt qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé, vì thai nhi không có khả năng xử lý caffeine.
Cà phê cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của thai nhi, gây rối loạn nhịp tim và hô hấp. Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê sữa có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ đang cho con bú uống cà phê, thì lượng caffeine từ cà phê có thể chuyển vào sữa mẹ, gây ra tình trạng bồn chồn và khó ngủ cho trẻ sơ sinh.
Làm tim đập nhanh hơn
Tiêu thụ quá nhiều cà phê còn khiến nhịp tim nhanh và hồi hộp. Điều này là do caffein có trong cà phê gây ra, đặc biệt khi uống cà phê đậm đặc hoặc nguyên chất.
Khi bạn uống quá nhiều cà phê sẽ khiến rối loạn nhịp tim. Nhưng không phải ai cũng gặp phải tác hại này. Mức độ của caffein tác động nên mỗi người là khác nhau, nên bạn cần lưu ý để tránh gặp phải tình trạng này.
Gây căng thẳng, lo âu
Cà phê, một thức uống được yêu thích trên toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích như tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện sự tập trung.... Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Caffeine là thành phần nổi bật có trong cà phê, nó có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất và bổ sung năng lượng. Một lượng caffeine vừa phải, mỗi ngày không nạp quá 400mg caffein, thường được coi là an toàn cho đa số mọi người. Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra lo lắng và căng thẳng.
Caffeine cũng được biết là có thể gây rối loạn lo âu. Mức độ ảnh hưởng của caffein tùy thuộc vào mỗi người, nếu người thường xuyên uống thì nó sẽ ít hơn so với người không uống.
Cà phê cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng thở nhanh và căng thẳng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu thụ cà phê một cách điều độ.
Khiến cơ thể mất nước
Uống cà phê quá mức có thể dẫn đến mất nước do caffeine, thành phần này có thể tác động lên bàng quang, làm tăng nhu cầu đi tiểu, có thể khiến cơ thể bị mất nước.
Có thể khiến nữ giới bị loãng xương
Thường xuyên tiêu thụ nhiều cà phê ở giai đoạn mãn kinh cũng có thể khiến nữ giới bị loãng xương.
Ở thời kỳ mãn kinh, phái nữ tiêu thụ hơn 300mg caffeine trong khoảng thời gian quá lâu cùng việc ăn uống thiếu canxi, thì sẽ dẫn đến nguy cơ loang xương cột sống. Bên cạnh những tác hại đã nói, thì nếu bổ sung quá nhiều caffeine còn tác động xấu tới thận, dạ dày, gan, gây ngộ độc, nhức đầu....
Do đó, việc uống cà phê đúng cách và đúng liều lượng rất quan trọng.
Mỗi ngày uống bao nhiêu cà phê là tốt nhất?
Uống nhiều hơn 4- 5 cốc cà phê trong một ngày sẽ không tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu củaFDA Hoa Kỳ, mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 400mg caffeine, tương đương với 4-5 cốc cà phê thông thường. Tuy nhiên, mỗi người sẽ phản ứng với caffein khác nhau, do đó, nếu bạn có sức khỏe tốt, bạn chỉ nên dùng 1- 2 tách cà phê/ ngày là tốt nhất. Còn nếu bạn có thói quen uống cà phê thì chỉ nên uống 1 ly cà phê/ngày. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi đồ uống thường xuyên để tránh phụ thuộc và nghiền cà phê.
Vì vậy, hãy cân nhắc và duy trì mức uống cà phê hợp lý với sức khỏe bản thân để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Khi uống cà phê cần lưu ý
Khi thưởng thức cà phê, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau để đảm bảo bạn có thể tận hưởng hương vị tuyệt vời của nó mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
Không uống rượu
Khi bạn đã uống cà phê thì không nên uống rượu, vì nó đều là đồ uống chứa chất kích thích, nên nó không tốt cho sức khỏe, nó còn gây áp lực cho tim.
Mua cà phê chất lượng
Chọn cà phê từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Điều này giúp tránh mua phải cà phê kém chất lượng, bị độn chất hay chứa các hóa chất có hại. Việc mua cà phê chất lượng không chỉ giúp bạn thưởng thức cà phê ngon hơn mà còn có lợi cho sức khỏe.
Hạn chế thêm nhiều đường, sữa
Thêm đường và sữa quá nhiều có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của cà phê, ngoài ra, uống cà phê thêm nhiều đường sữa còn có thể gây tăng cân.
Không uống cà phê khi đói
Điều này có thể kích thích tiết axit dịch vị và gây khó chịu. Do đó, khi bạn đói thì không nên uống cà phê nhé, để tránh bị gặp phải các vấn đề như say cà phê, nôn nao, nhịp tim nhanh....
Nhớ rằng, mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng cà phê phù hợp với bạn.
Uống cà phê điều độ
Cà phê ngon và hấp dẫn, tuy nhiên bạn không được lạm dụng uống quá nhiều cà phê, vì nó có thể gây ra những tác hại được nói trên. Bên cạnh đó, bạn không nên uống cà phê quá đậm đặc, như vậy đồng nghĩa bạn nạp lượng caffein cao.
Do đó, không nên uống quá nhiều cà phê và uống quá đặc.