
Ong chích/ đốt
Ở nước ta hàng năm có nhiều trường hợp côn trùng cánh màng đốt chủ yếu là ong, gây tử vong do không được xử trí kịp thời và đúng cách. Ong thuộc họ cánh màng gồm 2 họ chính: Họ ong vò vẽ: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng. Họ ong mật: ong mật và ong bầu.
1.Các dấu hiệu bị ong đốt cần đến cơ sở y tế ngay:
- Số lượng vết đốt nhiều.
- Vị trí đốt nguy hiểm: Đầu, mặt, cổ kèm theo phù nề lan nhanh.
- Triệu chứng toàn thân:
+ Sốt, mệt mỏi, khó thở.
+ Nước tiểu ít hoặc màu đỏ như máu.
- Biểu hiện dị ứng nghiêm trọng:
+ Mẩn ngứa, đỏ da toàn thân.
+ Choáng váng, chóng mặt.
2.Quy trình xử trí ong đốt tại chỗ
- Bước 1: Đưa nạn nhân đến nơi an toàn, tránh bị ong đốt thêm.
- Bước 2: Loại bỏ ngòi ong (nếu có): Đặc biệt với ong mật, có thể dễ dàng nhìn thấy ngòi ở giữa vết đốt.
- Bước 3: Rửa sạch vùng bị đốt:
+ Sử dụng xà phòng và nước lạnh.
+ Sát khuẩn bằng cồn y tế hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Bước 4: Chườm lạnh: Dùng túi đá hoặc nước lạnh áp lên vết đốt khoảng 20 phút để giảm đau và sưng.
- Bước 5: Nâng cao vùng bị đốt (nếu ở tay, chân) lên trên mức tim để giảm sưng nề.
- Bước 6: Bôi thuốc kháng histamin nếu vết đốt ngứa.
- Bước 7: Theo dõi sát các dấu hiệu dị ứng nguy hiểm.
Những việc cần tránh khi xử trí ong đốt:
- Không bôi các chất dân gian như vôi, mật ong, kem đánh răng lên vết đốt.
- Không xoa bóp, gãi vết đốt, tránh làm vết thương sưng nề nhanh hơn.
3.Lời khuyên:
Hãy luôn trang bị kiến thức sơ cứu ong đốt để xử lý hiệu quả và giảm thiểu nguy hiểm cho bản thân cũng như những người xung quanh. Khi nghi ngờ có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức.