
Công Chứng Việt Nam: Hội Thảo Chia Sẻ Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Triển Khai Công Chứng Điện Tử
Ngành công chứng không thể đứng ngoài cuộc hoặc chậm trễ trong cuộc cách mạng số hóa. Nếu ngành công chứng không thích ứng với xã hội số hóa sẽ mất đi vai trò và sự hữu ích của mình, dẫn đến nguy cơ bị xóa sổ...
Ngành công chứng không thể chậm trễ trong cuộc cách mạng số
Ảnh minh họa - Đỗ Mến
Theo ông Nguyễn Trí Hòa, Phó Chủ tịch Hiệp hội công chứng Việt Nam, hoạt động công chứng, chứng thực ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm. Quốc hội đã thông qua 3 dự án luật điều chỉnh hoạt động công chứng là Luật Công chứng năm 2006, Luật Công chứng năm 2014 và mới đây là Luật Công chứng năm 2024.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng…
Luật Công chứng 2024 có mục riêng quy định những vấn đề cơ bản nhất về công chứng điện tử. Đây là nội dung hoàn toàn mới trong Luật Công chứng, là khung pháp lý cơ bản mang tính chất nền tảng.
Mục đích triển khai dịch vụ công chứng điện tử sẽ đem đến nhiều lựa chọn hơn cho người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ công chứng; làm cho dịch vụ công chứng tiện lợi hơn, an toàn hơn, nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn, đặc biệt có thể đồng bộ với hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Nguồn trích dẫn
Bài viết được trích dẫn từ:
- Nguồn: Báo VnEconomy
- Cre: Đỗ Mến
Để xem chi tiết bài viết gốc, vui lòng truy cập vào liên kết bên dưới...