Bộ sách Họ Phạm trong cộng đồng Dân Việt
Năm 2006, nhân Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ X Đại diện các dòng họ Phạm Việt Nam tại quê hương của Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam - Đô Hồ Đại vương Phạm Tu (xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), Bản thảo lần thứ nhất bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đã được đưa ra để xin ý kiến.
Căn cứ vào những ý kiến đóng góp của bà con trong họ và nhiều bạn đọc gửi đến, hai vị chủ biên (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tá CCB Phạm Hồng – Tổng thư ký và CVCC Phạm Cầu – Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Tư liệu dòng họ Phạm thuộc BLL họ Phạm Việt Nam) đã tổ chức biên tập lại để sớm có được bộ bản thảo đáp ứng yêu cầu của bà con họ Phạm và đông đảo bạn đọc.
Đến tháng 8 năm 2007, Bản thảo lần thứ hai bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đã được hoàn thành với nhiều nội dung phong phú, hình ảnh về di tích lịch sử và hoạt động của dòng họ Phạm...
Phần 1
Giới thiệu sơ lược về họ Phạm Việt Nam
Phần 2
Một số nhân vật thần thoại họ Phạm từ thời các vua Hùng đến trước khi thành lập Nhà nước Vạn Xuân, tức là trước khi xuất hiện Danh tướng Phạm Tu - giữa thế kỷ thứ V
Phần 3
Các nhân vật lịch sử - văn hoá họ Phạm Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ V đến cuối thế kỷ thứ XX; xếp theo từng thời kì: Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ và Hậu Trần, Nhà Lê, Nhà Mạc, Vua Lê - Chúa Trịnh, Tây Sơn và Nhà Nguyễn, thời đại Hồ Chí Minh.
Phần 4
Các nhà khoa bảng họ Phạm thời xưa :
- Các vị họ Phạm đỗ Đại khoa thời Nho học
- Các vị họ Phạm đỗ Cử nhân thời Nguyễn
Phần 5
Các chính khách họ Phạm và các vị họ Phạm được Nhà nước vinh phong từ giữa thế kỷ XX đến nay:
- Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và tương đương trở lên
- Các Giáo sư và Phó Giáo sư họ Phạm
- Các Nhà giáo Nhân dân và Ưu tú họ Phạm
- Các Thầy thuốc Nhân dân và Ưu tú họ Phạm
- Các Anh hùng lực lượng võ trang và Anh hùng lao động họ Phạm
- Các vị họ Phạm được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà Nước.
Phần 6
Phụ lục: Một số bài viết về họ Phạm.
3. Tập 2 bộ sách
Tập 2 bộ sách '' Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt'' bao gồm 02 phần với các nội dung sau
Phần 2
Giới thiệu một số Quy ước, có nơi gọi là Tộc ước hay Điều lệ về tổ chức và hoạt động.
Phần 1
Giới thiệu tóm tắt về những dòng họ Phạm đã có liên hệ và gửi tư liệu đến Ban Tư liệu họ Phạm thuộc Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam.