
Kiểm Soát Đường Thở Và Hỗ Trợ Hô Hấp
Kiểm soát đường thở và hỗ trợ hô hấp là kỹ năng quan trọng có thể cứu sống một người trong tình huống nguy cấp. Khi ai đó gặp khó khăn trong việc thở, mỗi giây đều quý giá, dù là trẻ nhỏ, người lớn hay người cao tuổi, việc biết cách giữ cho đường thở thông thoáng và thực hiện các biện pháp hỗ trợ hô hấp đúng cách có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Hãy cùng tìm hiểu những bước cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để luôn sẵn sàng ứng phó khi cần thiết!
1.Tầm Quan Trọng Của Việc Kiểm Soát Đường Thở
Việc kiểm soát đường thở đảm bảo cung cấp oxy kịp thời cho bệnh nhân, ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy dẫn đến tổn thương não và các cơ quan quan trọng. Nó cũng giúp duy trì thông khí hiệu quả, hỗ trợ các biện pháp hồi sức khác đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, kiểm soát đường thở đúng cách giảm nguy cơ hít sặc, bảo vệ phổi và hạn chế biến chứng trong quá trình cấp cứu.
2. Nguyên Nhân Gây Tắc Nghẽn Đường Thở

- Phản ứng dị ứng: ong đốt, thức ăn, thuốc.
- Chấn thương hàm mặt.
- Giảm trương lực cơ: hôn mê, đột quỵ.
- Dị vật: trẻ nhỏ, người già, rối loạn tâm thần.
3. Hướng dẫn thực hiện

- Người còn tỉnh: Đặt ở tư thế an toàn.
- Người bất tỉnh:
- Nghi ngờ chấn thương cổ: giữ cổ trung gian.
- Đang nằm nghiêng/sấp: lật người nằm ngửa.
- Mở đường thở: ngửa đầu, nâng cằm, ấn giữ hàm (trẻ nhũ nhi: giữ đầu trung gian).
- Hỗ trợ hô hấp: Hô hấp miệng-miệng hoặc miệng-mũi, sử dụng mặt nạ một chiều nếu có.
Lưu ý quan trọng
- Không hô hấp miệng-miệng khi nạn nhân bị ngộ độc hóa chất.
- Không có dụng cụ hỗ trợ, chỉ cần ép tim ngoài lồng ngực.