Nghề Đan Cỏ Bàng Ở Phú Mỹ, Huyện Giang Thành (Kiên Giang)
Cây cỏ bàng, thường được gọi đơn giản là cây bàng, là một loài cỏ năn đặc biệt. Loài cây này có tên khoa học là Lepironia articulate và phổ biến chủ yếu tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Long An, An Giang và Kiên Giang.
1. Sơ Lược
Cây cỏ bàng thuộc thân cỏ, có mình tròn và rỗng ruột, với rễ chùm và mình có đường kính gần bằng đầu đũa. Chiều cao của cây có thể từ 1.3 đến 2 mét, và nó giống như cây lác (cói) hoặc cây cỏ năn, nhưng cây cỏ bàng có mình lớn hơn và cứng cáp hơn. Cây bàng trổ hoa quanh năm.
Cây cỏ bàng còn gọi là bàng, cói bàng, có tên khoa học là Lepironia articulata, thuộc chi Lepironia nằm trong họ Cói (Cyperaceae). Bàng có thân dưới (căn hành) cứng, to khoảng 8–10 mm, nằm ngang trong bùn. Thân cỏ bàng thẳng đứng cao khoảng 1.3 đến 2m, có ngấn ngang, đáy có 3-4 bẹ. Cây cỏ bàng thường mọc kết hợp với cây tràm và phát triển tốt nhất ở vùng đất sình lầy, phèn chua.
2. Nghề Đan Cỏ Bàng
Cỏ bàng cho thu hoạch quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa nước nổi, từ tháng 8 – 11 hàng năm. Nhờ đó, sếu đầu đỏ là loài chim đẹp, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ thế giới và Việt Nam đã chọn nơi đây làm nơi trú ngụ.
Đan cỏ bàng là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng biên giới huyện Giang Thành. Hầu hết các mẹ, các chị người Khmer ở Phú Mỹ đều biết đan cỏ bàng để tạo ra các sản phẩm dùng cho sinh hoạt hàng ngày như đệm, nóp, nón...Các sản phẩm này không chỉ tạo sinh kế cho người dân mà còn góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer miền biên viễn.
Hầu hết các mẹ, các chị người Khmer ở Phú Mỹ đều biết đan cỏ bàng. Chỉ mới hơn 30 tuổi nhưng chị Trần Thị Xêm, ngụ tại ấp Kinh Mới, xã Phú Mỹ đã theo nghề đan cỏ bàng hơn 20 năm. Các con của chị còn nhỏ những đã biết phụ mẹ làm nghề. Chị kể, cứ hai ngày một lần, từ 3 giờ sáng, chị đã bắt đầu trở dậy đi nhổ cỏ bàng. Việc nhổ cỏ cũng phải đúng cách nếu không sẽ bị đứt gốc, hay bị dập thân cỏ, sợi cỏ bàng sẽ không đều nhau.
Từ 3 giờ sáng, người dân bắt đầu đi nhổ cỏ bàng đến 9, 10 giờ sáng. Cỏ bàng khi mang về còn phải trải qua các công đoạn như phơi, ép, nhuộm màu trước khi đan. Công việc đan lát các sản phẩm từ cỏ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, do vậy phụ nữ và trẻ em thường làm công việc này.
Người dân phân loại cỏ bàng theo độ dài ngay trên đồng cỏ, rồi bó thành từng bó. Cỏ bàng được phơi 3 ngày cho héo lại, rồi đưa vào máy ép cọng cỏ dẹp lại. Sau đó mới đan được. Khi cọng cỏ bàng đã được ép dẹp, chúng tôi mới bắt đầu công đoạn đan bàng. Tùy theo nhu cầu, thứ đồ cần làm, chúng tôi đan cỏ thành các tấm đệm nguyên liệu với các kích cỡ phù hợp hoặc đang các loại túi, giỏ treo cây cảnh, giỏ đựng quần áo
Theo Hợp tác xã phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ, cỏ bàng được thu hoạch, xử lý hoàn toàn tự nhiên, sấy khô ở nhiệt độ cao, không sử dụng hóa chất, hợp vệ sinh, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Nghề đan cỏ bàng hiện còn nhiều tiềm năng vì đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, rất được thị trường ưa chuộng, nhất là ở các nước phát triển. Mỗi năm Hợp tác xã phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ tiêu thụ khoảng 20.000 - 60.000 sản phẩm, xuất đi nhiều nước ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc; trong nước có TP. Hồ Chí Minh, TP. Phú Quốc, một số điểm du lịch trong khu vực Nam bộ... Thời gian tới, hợp tác xã tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm nhằm ổn định đầu ra; đổi mới mẫu mã sản phẩm đẹp, chất lượng, khai thác có hiệu quả diện tích đồng cỏ bàng tự nhiên, từng bước nâng cao giá trị của cây cỏ bàng góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống của địa phương.
Cỏ Bàng - ứng Dụng Trong Thực tế
Từ xa xưa, người dân đã biết tận dụng cỏ bàng để làm mái nhà hoặc đan thành các vật dụng như chiếu, giỏ, đệm, nón và nhiều sản phẩm hữu ích khác.
Cỏ bàng được sử dụng để làm ly đựng bút, rổ đựng trái cây, giỏ đựng bình giữ nhiệt, giỏ rác, khay quà, đèn trang trí và nhiều sản phẩm nội thất khác. Các sản phẩm như chiếu và đệm đan từ cỏ bàng có khả năng chống ẩm và thông thoáng, phù hợp cho mọi mùa trong năm.
Cỏ bàng được sáng tạo thành nhiều sản phẩm thời trang đẹp mắt như ví cầm tay, mũ, nón cao cấp, túi xách và nhiều sản phẩm khác. Những sản phẩm này thường được thợ thủ công tạo ra với sự kết hợp của họa tiết trang trí và vải linen hoặc da, tạo nên những sản phẩm thời trang độc đáo.
3. liên Hệ
Mọi chi tiết liên hệ tại văn phòng Hello Hà Tiên
Số 56 Đông Hồ, P. Đông Hồ, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (Bến Tàu Du Lịch Đông Hồ);
Điện thoại 0297.951.324
Hợp tác xã Phụ nữ Cỏ Bàng Phú Mỹ
Địa chỉ: Tổ 1, ấp Trà Phọt, Xã Phú Mỹ, Huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang.
Hotline : 0941-080-646