Cách Nhận Biết Nấm Linh Chi Đơn Giản Có Thể Bạn Chưa Biết
Nấm linh chi là một loại nấm có dược tính cao, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, làm sao để nhận biết được nấm linh chi chính xác? Hãy cùng 1SHop.vn tìm hiểu ngay nhé.
Nấm linh chi là dược liệu nào?
Nấm linh chi là một loại nấm quý, nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như nấm trường thọ, vạn niên chung, tiên thảo, có tên khoa học là Ganoderma Lucidum. Nấm linh chi là thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao, thường được dùng trong Y học cổ truyền của các nước châu Á. Loại nấm này thường sinh trưởng mạnh ở rừng, khu vực có nhiều cây lá rộng, chúng yêu thích mọc trên gỗ mục. Cây nấm có thể ngăn hoặc dài, phần mũ nấm có hình dáng tương tự hình thận, có các vân đồng tâm trên mặt mũ nấm.
Nấm linh chi đã được nền y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu về trước, nhờ khả năng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ cải thiện nhiều loại bệnh.
Nấm linh chi có rất nhiều loại, dưới đây là 6 loại phổ biến nhất ở tự nhiên như:
- Nấm linh chi đỏ
- Nấm linh chi trắng
- Nấm linh chi đen
- Nấm linh chi xanh
- Nấm linh chi vàng
- Nấm linh chi tím
Trong 6 loại nấm linh chi, thì nấm linh chi đỏ được đánh giá cao nhất nhờ thành phần dược tính cao.
Điều kiện sinh trưởng và khu vực phân bố nấm linh chi
Nấm linh chi thường sinh trưởng mạnh mẽ trong môi trường có độ ẩm cao, và thường mọc ở độ cao khoảng 1.500m. Loại nấm này phát triển tốt nhất trên các thân cây gỗ mục, bào tử nấm chính là thành phần quý nhất của loại nấm này, bào tử thường hình thành từ các bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần hệ sợi của nấm linh chi thường mọc ẩn bên trong cây gỗ mục hoặc đất, đóng vai trò sinh dưỡng chính.
Điều kiện sinh trưởng lý tưởng của nấm linh chi bao gồm những đặc điểm sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp là một yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của nấm linh chi. Đồng thời nhiệt độ này còn thay đổi tùy vao giai đoạn phát triển của nấm. Ví dụ, thời kỳ nuôi sợi yêu cầu nhiệt độ từ 20°C - 30°C, trong khi thời kỳ phát triển quả thể cần khoảng 22°C - 28°C.
Đảm bảo dưỡng chất cho nấm
Tất nhiên muốn cây nấm khỏe, nhiều dược chất và có chất lượng cao thì ngoài có giống nấm tốt thì nấm cũng cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ. Cây nấm linh chi thường sẽ hấp thụ trực tiếp nguồn xenluloza.
Độ ẩm
Nấm linh chi cũng như bao loại nấm ăn được khác, nó thích những nơi có độ ẩm cao, như vậy cây nấm sẽ sinh trưởng tối ưu. Độ ẩm không khí lý tưởng của nấm linh chi rừng dao động từ 80-95%.
Độ thông thoáng
Nấm linh chi hay một số loại nấm khác cùng thường cần có môi trường phù hợp. Trong suốt giai đoạn phát triển quả thể, cần để nấm ở khu vực thông thoáng, trong lành. Tránh ánh nắng hay nhiệt độ cao, cũng tránh nơi quá ẩm ướt.
Ánh sáng và độ pH
Khi trong quá trình nuôi sợi thì bạn cần điều chỉnh ánh sáng nhẹ, trong khi đó, nấm lại cần ánh sáng tán xạ đều từ mọi phía khi phát triển quả thể. Vậy nên mỗi giai đoạn cần phải có lượng ánh sáng phù hợp để thức đẩy nấm sinh trưởng tối ưu.
Bên cạnh đó, môi trường trung tính hoặc axit nhẹ, dao động từ 5,5 - 7, là điều kiện lý tưởng.
Thời vụ
Nấm linh chi phát triển theo mùa, chủ yếu vào hai đợt: từ 15/1 - 15/3 và 15/8 - 15/9. Do đó nếu muốn nuôi trồng nấm, bạn cần chọn đúng thời gian trong năm để giúp nấm đạt chất lượng tốt hơn.
Nấm linh chi thường mọc ở đâu?
Tại Việt Nam, nấm linh chi chủ yếu mọc ở các tỉnh vùng núi như Mộc Châu, Sơn La, Quảng Nam, Bắc Kạn, Hòa Bình..., đặc biệt trên thân các loại cây như cây dầu dừa, dầu nước, ràng ràng, dẹ và dẻ. Nấm không phát triển trên những cây xanh còn sống, nó chỉ mọc trên các cây gỗ mục, những cây đã chết.
Khi trưởng thành, nấm linh chi có thể nặng vài chục kg và sống lâu năm. Đáng chú ý, mỗi thân cây chỉ có một đợt nấm mọc, do đó, người thu hoạch nấm thường sẽ không hái hết nấm, mà vẫn để lại một phần chân nấm để nấm có thể sinh trưởng tiếp khi trời đổ mưa. Ngoài ra, sau khi thu hoạch nấm, có thể chặt các vào thân cây ở những vị trí nấm chưa mọc, để năm sau những chỗ đó sẽ phát triển tai nấm mới.
Nấm linh chi sẽ được mang đi sơ chế và phơi khô nhằm kéo dài thời gian sử dụng thảo dược này. Vì nấm linh chi có giá trị cao, mà nấm linh chi tự nhiên thì lại rất ít, vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã nuôi trồng nấm thành công bằng cách cấy ghép. Từ đó giá thành nấm cũng phù hợp với nhiều người hơn.
Cách phân biệt nấm linh chi tự nhiên
Nấm linh chi tự nhiên rất khan hiếm, là một loại thảo dược cao cấp, có thể sử dụng để chăm sóc sức khỏe thường xuyên mà không lo lắng nó có thể gây tác dụng phụ. Để biết cách nhận biết nấm linh chi tự nhiên, bạn có thể tham khảo cách sau:
Cấu tạo nấm
Những nụ nấm mới sẽ nhú lên như sừng hưu, mặt trên sỡ hữu màu trắng đục và mặt dưới màu vàng cánh gián. Nấm linh chi có cấu tạo khá cứng, nhấn vào sẽ thấy rõ đều này.
Trong môi trường tự nhiên, nấm linh chi có các chủng loại khác nhau, sống trong điều kiện môi trường không giống nhau, cũng có thể khiến chúng phát triển không đồng đều, dẫn đến màu sắc, hình dạng và dược tính cũng khác nhau. Do đó, nếu bạn không am hiểu về nấm thì không nên thu hái bừa bãi, tránh nguy cơ hái nhầm nấm độc.
Hình dạng nấm
Nấm linh chi có thể có hình tròn hoặc hình bầu. Mặt trên của nấm hơi bóng, và nó cũng có nhiều màu sắc như đỏ, nâu đỏ, vàng, đen, tím, trong khi đó mặt dưới lại có màu trắng đục. Bên trong tai nấm sẽ có màu đậm hơn một chút so với phần viền trắng bao quanh tai nấm hoặc viền bên ngoài.