
Nghẹt Thở Ở Trẻ Sơ Sinh: Treo Cổ Và Siết Cổ
1. Các khái niệm.
Nếu có một áp lực từ bên ngoài lên vùng cổ, đường thở sẽ bị hạn chế và mất đi luồng không khí vào phổi. Nguyên nhân chính của những áp lực này là:
Treo cổ - Treo cơ thể lên bởi một thòng lọng quanh cổ.
Siết cổ - bóp nghẹt hoặc ép chặt quanh cổ họng
Đôi khi, việc treo cổ hay siết cổ xảy ra do tai nạn, như khi cà vạt hoặc quần áo bị cuốn vào máy móc. Việc treo cổ có thể làm gãy cổ, do đó nạn nhân trong tình huống này cần phải được xử lý, chăm sóc rất cẩn thận.
2. Dấu hiệu nhận biết
- Vật chèn ép quanh cổ nạn nhân
- Các dấu vết, vết lằn quanh cổ nạn nhân
- Xuất hiện chứng xung huyết trên mặt, với tĩnh mạch nổi.
3. Việc cần làm.
- Nhanh chóng giải phóng cổ nạn nhân khỏi sự chèn ép.
- Nếu nạn nhân đang bị treo lên, cần đỡ cả cơ thể nạn nhân khi tháo thòng lọng.
- Nếu nạn nhân còn phản ứng, hãy đỡ phần đầu và phần cổ khi đặt nạn nhân nằm xuống.
- Gọi cấp cứu 115 để được trợ giúp kể cả khi nạn nhân được hồi phục.
4. Những việc cần lưu ý.
- Không di chuyển nạn nhân nếu không cần thiết.
- Không phá hủy hoặc can thiệp vào thứ quấn quanh cổ nạn nhân vì có thể sử dụng để làm bằng chứng.
- Nếu nạn nhân không còn phản ứng hãy khai thông đường thở và kiểm tra hơi thở của họ.