So Sánh Cá Nước Ngọt Hay Cá Nước Mặn Loại Nào Tốt Hơn
Cá nước ngọt hay cá nước mặn đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tìm hiểu về cá nước ngọt và cá nước mặn
Cá nước ngọt
Cá nước ngọt là những loài cá sống trong môi trường nước ngọt như sông, hồ, ao và suối, không chứa lượng muối cao như nước biển - với độ mặn ít hơn 0.05%. Chúng thường được tìm thấy trong các nguồn nước ngọt tự nhiên hoặc được nuôi trong các trang trại thủy sản.
Ở môi trường nước ngọt cá nước ngọt chiếm phần lớn, khoảng 41.24% các loài cá.
Cá nước mặn
Cá nước mặn là những loài cá sống trong môi trường nước có hàm lượng muối cao, như biển và đại dương. Chúng thích nghi với điều kiện sống mặn và thường có sự đa dạng về chủng loại cũng như kích thước như cá ngừ, cá trích, cá nục...
So sánh cá nước ngọt hay cá nước mặn loại nào tốt hơn
Cá nước ngọt và cá nước mặn đều có hương vị thơm ngon, đều mang những ưu điểm riêng.
Axit amin cá nước mặn cao hơn cá nước ngọt
Hầu hết cá là thực phẩm chứa nhiều chất đạm và nó hấp thu hiệu quả hơn so với protein từ thịt lợn, nhất là cá còn chứa ít chất béo. Cá nước mặn có hàm lượng axit amin cao hơn so với cá nước ngọt.
- Ở các loại cá nước ngọt, tổng lượng 17 loại axit amin khoảng từ 6.12% đến 19.52%, với cá rô phi có hàm lượng cao nhất và cá trắm có hàm lượng thấp nhất.
- Trong khi đó, cá nước mặn chứa đủ 17 loại axit amin với tỷ lệ từ 13% đến 21%, trong đó cá nục có hàm lượng cao nhất và cá chim trắng có hàm lượng thấp nhất.
Lợi ích đối với sức khỏe
Cá nước ngọt được tiêu thụ rộng rãi, hay xuất hiện trong các bữa ăn của các gia đình và cũng được sử dụng trong Đông y như một dược liệu. Ngược lại, các loại cá nước mặn thường được nghiên cứu trong y học hiện đại.
- Các loài cá nước ngọt như cá trắm, cá chép, lươn và chuối được biết đến với khả năng điều trị chứng ra mồ hôi trộm, giảm tình trạng khí đờm hư, ích khí, kích thích tiết sữa và giảm mệt mỏi.
- Còn các loài cá nước mặn lại chứa nhiều axit béo omega-3 và DHA, rất có ích cho những người có vấn đề về bệnh tim mạch, ngăn ngừa huyết khối và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cá nước mặn cung cấp năng lượng dồi dào hơn so với cá nước ngọt
Cá nước mặn thường vượt trội so với cá nước ngọt về việc bổ sung năng lượng, tuy nhiên khi xem xét đến hàm lượng mỡ và cholesterol thì không có sự khác biệt đáng kể giữa hai loại. Đặc biệt, trong số các loại cá nước ngọt như cá tra và cá basa có lượng calo cao nhất, dao động từ 1.245 đến 1.700 kcal/kg. Trong khi đó, cá ngừ, cá thu và cá trích dẫn đầu danh sách cá nước mặn với lượng calo từ 1.500 đến 23.000 kcal/kg.
Về hương vị
Xét về hương vị, cá biển thường không có mùi tanh đặc trưng như cá nước ngọt do sinh sống trong môi trường biển rộng lớn và di chuyển nhiều hơn, giúp cơ thể chúng săn chắc và hương vị tươi ngon hơn.
Tuy nhiên, nói về hương vị cũng tùy sở thích của mỗi người.
Cá biển giàu vi khoáng
Nói chung, các loại cá đều chứa nhiều hàm lượng vitamin như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin D. Hàm lượng khoáng chất trung bình trong cá là từ 1% đến 1.7%, và cá biển thường giàu như iốt, kẽm, flo và clo hơn so với các loại khác.
Khả năng dị ứng
Về mặt vệ sinh và khả năng gây dị ứng, mỗi loại cá mang lại những lợi ích riêng biệt và cũng phụ thuộc vào sở thích cá nhân. Các loại cá nói chung dễ bị ôi thiu sau khi chết, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Cá nước ngọt có thể chứa các loại giun sán nhưng ít khi gây ra phản ứng dị ứng, trong khi cá nước mặn lại có khả năng gây dị ứng thực phẩm cao hơn. Một số loài cá còn có thể chứa lượng thủy ngân đáng kể, có hại cho sự phát triển của não trẻ em.
Mặc dù cá nước mặn được đánh giá cao hơn về mặt dinh dưỡng, nhưng những người có cơ địa dị ứng hoặc dễ bị ngộ độc histamine cần thận trọng khi tiêu thụ một số loại cá biển như cá ngừ, cá thu... Bởi vì chúng chứa lượng protein cao và lượng histamine có thể tăng lên khi được bảo quản trong thời gian dài do quá trình chuyển hóa từ amin histidine thành histamine, từ đó tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Khi ăn cá cần lưu ý điều gì?
Cá là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, cần tuân thủ một số hướng dẫn khi tiêu thụ để đảm bảo lợi ích sức khỏe tối ưu:
Chọn cá tươi
Cá nên có mắt trong và da sáng, không có mùi tanh nồng. Bạn có thể ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn tùy ý nhưng cần mua cá tươi sống, như vậy không chỉ giúp món ăn thơm ngon hơn và đảm bảo chất lượng sức khỏe.
Chế biến đúng cách
Bạn cần sơ chế sạch sẽ, rửa sạch, trong quá trình chế biến cũng cần lưu ý. Dù cá chiên là món ăn rất hấp dẫn được nhiều người yêu thích, so với cá hấp hay cá kho thì hương vị cá chiên ngon hơn, nhưng việc chiên có thể làm mất đi nhiều dưỡng chất quý giá trong cá.
Tránh tiêu thụ cá có lượng thủy ngân cao
Các loại cá biển lớn như cá trường thọ, cá kiếm, cá ngừ mắt to, ... thường chứa nhiều thủy ngân. Theo FDA Hoa Kỳ, hàm lượng thủy ngân trong những loại cá này có thể vượt quá mức an toàn, ảnh hưởng xấu đến não bộ của trẻ em, do đó, bà bầu và phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không nên ăn những loại quá này hay các loại cá có lượng thủy ngân cao.
Nhóm người không nên ăn cá
Những người mắc bệnh gút, rối loạn đông máu, có vấn đề về gan và thận... cần hạn chế tiêu thụ cá.