Trà Gạo Lứt Hoa Cúc Là Gì? Trà Gạo Lứt Hoa Cúc Có Tác Dụng Gì?
Trà gạo lứt hoa cúc là một loại trà lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, là sự kết hợp giữa gạo lứt và hoa cúc.
Trà gạo lứt hoa cúc là gì?
Trà gạo lứt hoa cúc là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hai thành phần thiên nhiên nổi bật là hoa cúc và gạo lứt. Cả hai thực phẩm này đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.
Lợi ích của hoa cúc:
- Hoa cúc thường được sử dụng như một loại trà thảo mộc, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và giảm nhẹ các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, và đau mắt. Bên cạnh đó, hoa cúc còn giúp hạ huyết áp và điều trị mụn nhọt, đồng thời nó còn giúp chống lão hóa.
Lợi ích của gạo lứt:
- Nước gạo lứt là thức uống lý tưởng cho những ai muốn kiểm soát cân nặng và muốn giảm cân, thải độc, cũng như ổn định đường huyết và giảm lượng cholesterol. Gạo lứt còn góp phần làm đẹp da, mang lại làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.
Trà gạo lứt hoa cúc được tạo ra bằng cách hãm gạo lứt và hoa cúc với nước sôi, cho ra một thức uống lành mạnh.
Trà gạo lứt hoa cúc có tác dụng gì?
Trà gạo lứt hoa cúc không chỉ giúp bạn giải khát hiệu quả mà nó còn mang đến nhiều lợi ích nổi bật như:
Giải độc gan và thanh nhiệt cơ thể
Gạo lứt chứa nhiều phenolic, flavonoid và anthocyanin, đây là các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và kháng viêm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cũng như các chất độc hại. Trong khi đó, hoa cúc cũng giàu flavonoid và amino axit, giúp tăng cường khả năng bảo vệ gan khỏi các gốc tự do gây tổn thương, đồng thời nâng cao khả năng chống oxy hóa của cơ thể.
Giúp ngủ ngon và thư giãn
Trà hoa cúc có thể giúp làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Gạo lứt nảy mầm lại là nguồn GABA dồi dào, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, giúp tâm trí được xoa dịu và thư giãn. Hơn nữa, lượng tryptophan trong gạo lứt còn giúp bạn cảm thấy thư giãn, từ đó giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Giúp kiểm soát cân nặng và giảm cân
Trà gạo lứt hoa cúc không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Hoa cúc chứa nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (vitamin B2, vitamin B3, vitamin B9, choline) và vitamin C, đặc biệt vitamin nhóm B, những chất này giúp cải thiện hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và đồng hóa chất béo. Khi được thưởng thức mà không cần thêm đường, trà hoa cúc trở thành một đồng minh lý tưởng trong hành trình giảm cân.
Trong khi đó, gạo lứt, lại có lượng tinh bột lành mạnh, giúp kiểm soát đường huyết và cung cấp một lượng chất xơ dồi dào, cùng các loại vitamin và khoáng chất. Không những vậy, cả hoa cúc và gạo lứt đều chứa nhiều vitamin B, nó góp phần quan trọng vào việc tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó hỗ trợ đốt cháy calo hiệu quả hơn.
Giảm nguy cơ bị các bệnh mạn tính
Gạo lứt có chứ thành phần γ-oryzanol, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính, giảm tỷ lệ mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Thêm nữa, nó còn giúp chống viêm và dị ứng, đồng thời selen trong loại gạo này còn giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Đặc biệt, GABA trong gạo lứt nảy mầm giúp kiểm soát mức triglyceride và cholesterol, từ đó góp phần ngừa xơ cứng động mạch và bệnh đái tháo đường.
Trà hoa cúc với hàm lượng flavonoid phong phú không chỉ giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol, mà còn điều chỉnh lượng glucose và insulin, giúp lượng đường trong máu được kiểm soát.
Trà gạo lứt hoa cúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nguyên liệu thiên nhiên, nhưng bạn nên uống vừa phải để nhận được lợi ích tối đa.
Trà gạo lứt hoa cúc không dành cho ai?
Trà gạo lứt hoa cúc tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nó. Có một số nhóm người không nên uống trà gạo lứt hoa cúc như:
Những người thuốc chống thải ghép
Những ai đang uống thuốc chống thải ghép, nhất là những người đã trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng, nên thận trọng. Trước khi bắt đầu sử dụng trà hoa cúc và gạo lứt, hãy tham vấn ý kiến chuyên gia y tế để tránh những tác dụng phụ cho sức khỏe.
Nguy cơ tương tác với thuốc khác
Trà hoa cúc và gạo lứt có thể gây tương tác với một số loại thuốc. Do đó, nếu bạn đang uống thuốc hay đang trị bệnh, hãy nói cho bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.
Những người bị dị ứng
Nếu bạn có tiền sử dị ứng với hoa cúc hoặc gạo lứt, tốt nhất nên tránh sử dụng loại trà này. Triệu chứng dị ứng có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ đến nặng tùy mỗi người. Nếu bạn uống mà có dấu hiệu khó chịu hay bất thường thì hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần.
Những người bị rối loạn mỡ máu
Người đang trong quá trình điều trị bằng thuốc nhóm statin để kiểm soát mỡ máu cũng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng trà này. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo rằng trà không làm giảm hiệu quả của thuốc hay gây ra tác dụng phụ nào.
Đây là những người không nên uống trà gạo lứt hoa cúc, ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà này để đảm bảo an toàn và nhận được tối đa lợi ích khi dùng trà.
Cách làm trà hoa cúc thơm ngon tại nhà
Nguyên liệu:
- Gạo lứt
- Hoa cúc
- Nước
Cách làm:
- Hoa cúc mang đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn
- Gạo lứt vo sơ, để ráo, sau đó mang đi rang thơm
- Cho nước và gạo lứt rang vào nồi, đun sôi khoảng 30 phút, tắt bếp đậy nắp ủ 10 phút
- Lọc lấy nước, bỏ bã
- Cho 3- 5 bông hoa cúc vào nồi trà, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Lọc trà và cho vào bình, sau đó thưởng thức.
Uống trà gạo lứt hoa cúc cần lưu ý điều gì?
Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc gạo lứt:
- Uống trà với liều lượng hợp lý. Không nên uống quá nhiều trong một ngày để tránh tác dụng phụ như buồn nôn hoặc khó chịu.
- Để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe, hãy uống trà hoa cúc gạo lứt mà không thêm đường.
- Nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trà vào chế độ ăn uống của mình
- Đảm bảo hoa cúc và gạo lứt bạn sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng
- Bạn có thể uống trà gạo lứt hoa cúc sau bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ để hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngủ ngon hơn
- Uống điều độ, vừa phải không nên lạm dụng uống quá nhiều
Tuân thủ những lưu ý này sẽ giúp bạn tận hưởng trà hoa cúc gạo lứt một cách an toàn và hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.