Quản Lý Và Quản Trị Doanh Nghiệp: Hai Cột Trụ Chiến Lược Trong Hệ Sinh Thái Kinh Doanh
Chắc hẳn chúng ta đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ "quản lý doanh nghiệp" và "quản trị doanh nghiệp" và thường có xu hướng đồng nhất hai khái niệm này. Tuy nhiên, sự thật là chúng hoàn toàn khác nhau và mang những vai trò, ý nghĩa riêng biệt.
Ngay cả những chủ doanh nghiệp mà tôi đã tiếp xúc, phần lớn đều chưa thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Chỉ trong những tổ chức lớn hoặc những công ty được đào tạo bài bản, thì khái niệm này mới trở nên rõ ràng và việc phân quyền, chức năng mới được thực hiện một cách minh bạch.
Chính sự nhầm lẫn giữa quản lý và quản trị khiến cho doanh nghiệp gặp phải những vấn đề như chồng chéo quyền lực, đụng độ trong công việc, dẫn đến thiếu minh bạch hoặc sự không đồng nhất trong việc điều hành.
Bài viết này nhằm mục đích giải thích một cách dễ hiểu và rõ ràng nhất về sự khác biệt giữa quản lý và quản trị, cùng những khái niệm liên quan khác trong doanh nghiệp. Điều quan trọng là mỗi chức vụ đều gắn liền với một nhiệm vụ cụ thể. Vậy đâu là vai trò của quản trị, và đâu là nhiệm vụ của quản lý?
Quản trị
- Quản trị là những cá nhân có vai trò quan trọng trong việc vạch ra chiến lược, định hình tầm nhìn dài hạn và luôn đòi hỏi tư duy sáng tạo, đột phá.
- Họ xác định con đường phát triển cho doanh nghiệp không chỉ trong hiện tại mà còn hướng tới tương lai xa hơn, với trách nhiệm bao trùm sự phát triển toàn diện của tổ chức.
- Những người làm quản trị tập trung chủ yếu vào tư duy chiến lược và xây dựng mối quan hệ con người, đảm bảo rằng doanh nghiệp có được nền tảng vững chắc để phát triển bền vững và vượt qua thách thức trong quá trình vận hành.
Quản lý
Quản lý là những người đảm nhận vai trò thực thi và điều hành, họ triển khai các kế hoạch đã được vạch ra và đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Nhiệm vụ của họ là dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động theo đúng hướng mà các nhà quản trị đã định sẵn, đảm bảo mọi công việc được thực hiện một cách hiệu quả và đúng tiến độ.
Quản lý chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc mà họ được giao, tập trung vào việc tối ưu hoá quá trình vận hành và giám sát các hoạt động cụ thể để đạt kết quả tốt nhất.
Tham gia ngay Khóa Đào tạo Nhà Quản lý kiệt xuất bên dưới...
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của một công ty cổ phần, được hình thành thông qua việc bầu cử từ các cổ đông. Trên lý thuyết, mọi cổ đông đều có quyền tham gia quá trình bầu chọn, nhưng trong thực tế, những người nắm giữ cổ phần lớn thường chiếm giữ các vị trí quan trọng trong hội đồng này. Sự phân chia quyền lực thường phản ánh tỷ lệ cổ phần, và những người sở hữu nhiều cổ phần sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.
Chủ tịch hội động quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu hội đồng quản trị và có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm:
Người lãnh đạo tối cao
Đưa ra các quyết định quan trọng, định hướng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp. Chủ tịch thường chỉ làm vai trò quản trị. KHÔNG NÊN tham gia điều hành.
Giám sát doanh nghiệp
Theo dõi và đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định và đạt được mục tiêu đã đề ra. Và nhiệm vụ quản lý gần như duy nhất của chủ tịch hội đồng quản trị là quản lý CEO (giám đốc điều hành), hoặc ban giám đốc hoặc chỉ những nhân sự có chức danh là giám đốc. Và điều này cực kỳ quan trọng, vì nếu sai, thì CEO làm cho công ty phá sản là chuyện thường ở huyện.
Đại diện pháp lý
Đôi khi có vai trò đại diện doanh nghiệp trong các cuộc họp cổ đông, đàm phán và ký kết các hợp đồng lớn. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra, thường là do CEO đảm nhiệm.
Vai trò quản lý
Như đã nói, chủ tịch hội đồng quản trị chỉ nên có MỘT nhân viên duy nhất là CEO – Giám đốc điều hành. Và nếu mở rộng thêm thì là ban giám đốc. Chủ tịch không nên can thiệp điều hành, trừ khi sa thải CEO, và tự mình làm CEO luôn. Nhưng ở công ty lớn, thì điều này không được khuyến khích. Vì rất nguy hiểm cho doanh nghiệp. Và ảnh hưởng quyền lợi của cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị thường là người có kinh nghiệm, có uy tín,… và đủ tuổi (lớn tuổi) trong lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp. NHƯNG đại đa số trường hợp, chủ tịch là người có cổ phần lớn nhất của doanh nghiệp.
Làm việc
Thông thường, chủ tịch chỉ nên tập trung làm việc với 3 nhóm đối tượng chính:
- Đội ngũ giám đốc
- Đối tác và nhà đầu tư
- Ban cố vấn và ban quản trị
Tuy nhiên, ở một số công ty, việc phân quyền lại không rõ ràng, dẫn đến tình trạng chủ tịch can thiệp sâu vào quyền hạn điều hành của giám đốc điều hành. Điều này dễ gây ra xung đột quyền lực, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dẫn đến những tình huống quản lý thiếu chuyên nghiệp, gây hậu quả tiêu cực.
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer) là người lãnh đạo cao nhất trong ban điều hành của một công ty và chịu trách nhiệm quản lý tổng thể các hoạt động hàng ngày. Vai trò của giám đốc điều hành bao gồm:
Chịu trách nhiệm pháp lý
Giám đốc điều hành thường sẽ kiêm luôn đại diện pháp lý. Vì anh điều hành anh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ít doanh nghiệp nào dám một người điều hành mà người khác chịu trách nhiệm cả.
Vai trò lãnh đạo
Ở các công ty, thì giám đốc điều hành gần như là người toàn năng nhất, vì họ chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề của doanh nghiệp, vì vậy để có một CEO giỏi thực sự rất khó, và trả lương cho CEO cũng rất cao. Vì vậy CEO thường được gọi là nhà lãnh đạo, chứ không gọi là nhà quản lý. Khi bạn quản lý tất cả những người quản lý khác, và không có ai quản lý cao hơn bạn nữa, thì bạn là lãnh đạo. Đơn giản như vậy thôi.
Quản lý nhân sự
Quản lý toàn bộ nhân sự của công ty, trừ ban quản trị. Phối hợp với giám đốc nhân sự hoặc trưởng phòng nhân sự để có kế hoạch tuyển dụng và phân bổ nhân sự hợp lý, hiệu quả.
Đào tạo nhân sự
Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thì phải có khả năng đào tạo cho nhân sự của mình, và phối hợp thuê những người cố vấn, đào tạo cho nhân sự, nếu không doanh nghiệp rất khó phát triển.
Sử dụng tài nguyên
Tất cả tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp, giám đốc điều hành phải phân bổ và sử dụng hợp lý, để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.
Chịu trách nhiệm
Chịu trách nhiệm phát triển doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm trước hội động quản trị, hội đồng thành viên và cổ đông. Nghe xong đống trách nhiệm này, thì bạn sẽ biết tại sao lương CEO rất cao rồi đấy.
Giám đốc điều hành phải là người có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp và có khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực, giúp công ty phát triển đúng kế hoạch, đúng tầm nhìn mà hội đồng quản trị đề ra.
Thông thường, giám đốc điều hành thường nằm trong hội đồng quản trị, và chịu sự giám sát của hội đồng quản trị.
Giám đốc điều hành thường là người đứng hàng hai. 1 nửa của quản trị và 1 nửa của quản lý. Vì vậy CEO – giám đốc điều hành thường là người quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nên nếu người quan trọng này không được việc, thì ban giám đốc, hội đồng quản trị nên SA THẢI và tuyển dụng CEO mới càng nhanh càng tốt, nếu không công ty rất dễ phá sản nếu CEO kém năng lực.
Tìm hiểu thêm về khóa đào tạo TƯ DUY HỆ THỐNG chỉ dành cho CEO, Giám đốc, Trưởng phòng bên dưới...
Cố vấn doanh nghiệp
Trong thực tế, các doanh nghiệp nhỏ thường không coi trọng vị trí cố vấn và cho rằng nó không cần thiết. Đây chính là lý do nhiều doanh nghiệp vẫn giữ nguyên quy mô nhỏ, gặp khó khăn trong việc thoát khỏi tình trạng phát triển luẩn quẩn.
Ngược lại, khi một doanh nghiệp đủ lớn, nhu cầu về các nhà cố vấn doanh nghiệp trở nên thiết yếu, đặc biệt trong việc tư vấn cho những dự án quan trọng. Một nhà cố vấn kiệt xuất có khả năng định hình lại tầm nhìn, thay đổi cách vận hành của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ phát triển mà còn tránh được những rủi ro tiềm ẩn.
Nhà cố vấn doanh nghiệp thường tập trung vào chiến lược và quản trị hơn là quản lý hoặc thực thi. Họ đóng vai trò như những người định hướng, giúp doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn dài hạn và giải quyết những vấn đề phức tạp từ một góc nhìn rộng mở.
Để làm cố vấn, kiến thức phải cực kỳ sâu rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp. Nếu thiếu hiểu biết, việc đưa ra lời khuyên sai lệch có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong kỷ nguyên hiện đại, một cố vấn doanh nghiệp cũng cần hiểu biết sâu về công nghệ. Điều này rất quan trọng để giúp doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số và vận hành hiệu quả trên các nền tảng công nghệ, từ đó bắt kịp với xu hướng phát triển toàn cầu.
Những chức danh khác
Trong mọi công ty, tất cả các chức danh nhân sự khác như trưởng phòng, giám đốc bộ phận, và nhân viên đều được xếp vào nhóm quản lý và thực thi công việc. Không ai trong số họ thuộc về nhóm quản trị. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi một doanh nghiệp không thể có quá nhiều người đưa ra định hướng phát triển. Nếu quá nhiều người cùng định hướng, doanh nghiệp sẽ mất đi sự thống nhất và tập trung, gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu chung.
Quản trị chỉ nên tập trung vào một nhóm nhỏ những cá nhân có tầm nhìn rộng, đủ khả năng dẫn dắt công ty đi đúng hướng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Những chức danh còn lại tập trung vào việc thực hiện và đảm bảo các chiến lược được thực thi một cách hiệu quả, đúng với mục tiêu mà nhóm quản trị đã đề ra.
Liên hệ
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tận tình:
- Hotline: 0939 526 665 (Mr. Linh)
- Email: it@allwin.vn