(Kỹ năng) Tips công sở 2 - Khả năng biểu đạt
Phán đoán vốn mang tính chủ quan, cũng không phân định rõ được là sai lầm tuyệt đối hay chính xác tuyệt đối, thế nhưng kết quả phán đoán có phù hợp với tình huống thực tế hay không sẽ ảnh hưởng tới kết quả hành động của chúng ta, ở đây yêu cầu chúng ta phải chú trọng vào quá trình phán đoán, đưa ra phán đoán tương đối chính xác.
Làm thế nào để đưa ra phán đoán chính xác ?
Trong công việc và cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều sự việc yêu cầu chúng ta phải đưa ra phán đoán. Có khả năng phán đoán tốt, đưa ra được những phán đoán chính xác sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc lập phương án hành động thúc đẩy sự việc diễn tiến. Ngược lại, khả năng phán đoán kém thường sẽ khiến chúng ta rơi vào thế bị động trong quá trình diễn tiến sự việc. Bởi vậy nâng cao khả năng phán đoán là cực kì cần thiết.
1. Tiến hành sắp xếp và phân tích những thông tin thu thập được
Đối với một sự việc hay một cá nhân, sẽ luôn có những thông tin khách quan có thể thu thập, những thông tin này là cơ sở tốt để chúng ta đưa ra phán đoán. Nhiều khi thông tin thu được rất nhiều, rất rối loạn, khiến ta nhất thời không biết phải bắt đầu từ đâu. Bởi vậy, khi thu thập được những thông tin có liên quan, đầu tiên chúng ta cần sắp xếp lại tổng thể, phân biệt những thông tin nào là hữu dụng, những thông tin nào là vô ích, tiếp theo tiến hành phân tích các thông tin hữu dụng, rút ra yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới phán đoán.
2. Nắm bắt hướng diễn tiến của sự việc
Khi chúng ta cần đưa ra phán đoán chủ quan cho một sự việc nào đó, ngoài phân tích yếu tố quan trọng ra còn phải dự đoán hướng diễn tiến chính của sự việc, như vậy sẽ giúp chúng ta dễ dàng phán đoán hơn. Ví dụ đơn giản như, có người muốn mời bạn đi ăn vào tối thứ Sáu, nhưng bạn lại không rõ phòng ban của mình có tổ chức liên hoan vào ngày đó không, vậy là bạn cần phán đoán về việc đó trước rồi mới trả lời người bạn của mình. Lúc này, nên tìm hiểu sự sắp xếp của mọi người cùng ban thế nào, nếu như thấy nhiều đồng nghiệp ngỏ ý tối hôm đó muốn về nhà ăn cơm, vậy thì bạn có thể phán đoán được rằng xác suất buổi liên hoan diễn ra vào tối hôm đó là tương đối thấp. Ngược lại, nếu mọi người đều đồng tình là nên tụ họp một bữa, vậy thì có thể phán đoán được rằng khả năng buổi liên hoan được tổ chức vào tối hôm đó là rất cao.
Do đó, trong quá trình phán đoán, một mặt chúng ta phải xem xét và so sánh những thông tin thu thập được, mặt khác cũng cần chú trọng tới hướng diễn tiến chính của sự việc, như vậy mới có thể đưa ra phán đoán chính xác hơn.
Trong công việc và cuộc sống, có nhiều người trốn tránh việc đưa ra phán đoán vì lo sợ mình phán đoán sai. Thực ra, dù cho kết quả phán đoán thế nào thì nói một cách chính xác, phán đoán không hề có đúng hay sai, bởi vì chúng ta đều có thể thu được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình phán đoán và tổng kết, một lần sai lầm đó có thể sẽ trở thành viên gạch cuối cùng dẫn tới thành công của bạn.
Quá trình diễn tiến của sự việc có tính tiếp diễn, vì vậy, dù đưa ra một phán đoán kém chính xác, chỉ cần chúng ta ý thức được vấn đề đang tồn tại, nắm rõ được chỗ xuất hiện sai sót và sửa chữa sai sót đó trong giai đoạn diễn tiến tiếp theo thì vẫn có thể khiến cho sự việc tiếp tục diễn tiến theo hướng tốt đẹp. Bởi vậy phán đoán chỉ có thể phân thành chính xác cao và kém chính xác, không thể đơn giản nhận định một phán đoán nào đó là sai hoàn toàn.