Ruốc khô là gì? Thành phần dinh dưỡng và cách chế biến ruốc khô ngon nhất
Ruốc khô là một loại thực phẩm rất ngon và được ưa chuộng trong gia đình Việt.
Ruốc khô là gì?
Ruốc khô là một loại hải sản vùng biển được làm từ tép biển tươi sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy khô. Ruốc khô hình dáng nó giống như tôm sú nhưng thu nhỏ rất nhiều lần, ruốc có màu đỏ hồng.
Là loại động vật giáp sát 10 chân, sống ở vùng nước lợ hay nước mặn ven biển thuộc chi Acetes, họ Sergestidae. Ruốc hay còn gọi là tép moi, tép biển, moi, là dạng tôm nhỏ dài từ 10-40mm tùy thuộc vào ruốc cái hay ruốc đực. Hai loại được đánh bắt chính là A. Indicus và A. Japonicus.
Bản hải của con ruốc trải dài từ bờ tây Ấn Độ sang Thái Lan, Nam Dương, biển Đông và ngược lên Đài Loan, Nhật Bản.
Ruốc khô có giá trị dinh dưỡng cao và rất ngon có thể dùng ăn cơm, cháo, hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Thành phần dinh dưỡng của ruốc khô
Giá trị dinh dưỡng trong 100g ruốc biển, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nó bao gồm:
- 738 mg cholesterol tốt
- 2.5g vitamin PP
- 59.8g đạm
- 605mg photpho
- 269 kcal
- 700mg tinh bột
- Magie
- 100mcg vitamin B2
- 13.5g Tro
- 5.5mg sắt
- 20.4g nước
- 3g chất béo
- 2mg canxi.
Công dụng nổi bật của ruốc khô
- Là nguồn thực phẩm bổ sung lượng canxi dồi dào
- Cải thiện hệ thống miễn dịch
- Phòng ngừa bệnh tim mạch
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Tốt cho não bộ, tốt cho thời kì tăng trưởng
- Giúp răng và xương khỏe mạnh
- Ngăn ngừa và khắc phục bệnh thiếu máu
- Giảm cholesterol dư thừa.
Cách chọn ruốc khô ngon nhất
Khi chọn ruốc khô, bạn cần lưu ý một số điểm sau để chọn được ruốc khô ngon và chất lượng:
- Chọn ruốc khô có màu sắc tự nhiên: Ruốc khô ngon thường có màu đỏ hồng, vàng hay hồng nhạt đồng đều.
- Chọn ruốc khô có mùi thơm: Ruốc khô có mùi thơm đặc trưng, không có mùi hôi hay mùi lạ. Bạn có thể đưa tép khô gần mũi để kiểm tra mùi.
- Chọn ruốc khô nguyên con: Ruốc khô ngon nên chọn con ruốc còn nguyên, không bị nát.
- Chọn ruốc khô đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Bạn nên chọn tép khô được sản xuất ở nơi uy tín và bảo quản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, bạn nên mua ruốc khô ở những cửa hàng uy tín hoặc các nhà sản xuất tin cậy để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Ruốc khô nấu gì ngon?
Ruốc khô là một món ăn đặc sản của Việt Nam có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Dưới đây là một số món ăn được làm từ ruốc khô:
- Ruốc hòa cùng trứng chiến, rất thơm ngon
- Ruốc trộn gỏi các loại, gỏi xoài, gỏi cóc, gọi sen,... có thể nói đầy là tuyệt phẩm của nhân gian.
- Ruốc nấu canh cà chua và trứng
- Ruốc làm cơm rang (chiên)
- Ruốc trộn bò bằm
- Ruốc ăn với xôi
- Ruốc chà bông, ăn với cháo, ngon tuyệt vời
- Ruốc nấu với canh rau, làm canh thơm ngọt
- Ruốc xào với rau cải ngọt, củ sắn rất ngon
- Ruốc ăn với bánh bèo, bánh ướt
- Ruốc xào với vài lát khế + hành, ăn với cơm cháy thì phải biết :)
- Ruốc xào với bắp, món này chắc mọi người thấy bán nhiều hoặc đã từng ăn rồi. Nhưng do chính tay mình làm lại là 1 cảm giác rất Yomost
- Ruốc làm bánh tráng trộn, ai cũng biết rồi ah.
- Ruốc nấu mì gói, bỏ 1 nhúm ruốc vào, bạn có ngay 1 món ăn bổ dưởng thơm ngon
- Ruốc làm mắm ruốc, mắm nêm, mắm chua
- Ruốc làm bột ruốc
Và còn rất nhiều món ngon làm với ruốc lắm, các bà nội trợ khám phá và sáng tạo nhé
Cách chế biến ruốc khô ngon nhất
Bắp xào ruốc khô
Nguyên liệu:
- Ruốc khô
- 2 trái bắp mỹ
- Bơ
- Hạt nêm
- Đường
- Hành lá
Cách làm:
- Bắp Mỹ rửa qua bụi bẩn, cho luộc chín tách vỏ và tách hạt để riêng
- Cho chảo lên, thêm 1 thìa bơ thực vật, chờ bơ tan thì cho ruốc vào rang
- Khi ruốc ngấm đều thì cho bắp vào, nêm đường, hạt nêm vào cho vừa ăn
- Khi đã ngấm đều gia vị thì tắt bếp, cho hành lá cắt nhỏ vào và tắt bếp
- Cho bắp xào ra đĩa và thưởng thửc ngay khi còn nóng.
Cơm rang ruốc khô kim chi
Nguyên liệu:
- 1 quả trúng gà
- 100g ruốc khô
- Kim chi
- 1 tô cơm trắng
- 1 trái dưa leo
- 1 củ cà rốt
- Dầu ăn
- Nước mắm
- Hạt nêm
- Hành tím
Cách làm:
- Kim chi cắt vừa ăn, cho vào xào thêm 1 ít đường
- Ruốc mang rửa qua với nước và để ráo
- Trứng gà đập vào tô cơm và trộn đều
- Dưa leo và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, dưa leo thái lát, cà rốt thái hạt lựu
- Cho chảo lên, bật bếp, thêm 1- 2 thìa dầu, cho hành tím băm vào phi thơm, cho cơm vào chiên cho cơm giòn, tiếp tục cho 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm
- Cho kim chi, cà rốt, ruốc khô vào đảo đều, nêm nếm gia vị lần nữa
- Cho cơm ra đĩa, ăn cùng dưa leo, thưởng thức ngay khi còn nóng.
Bánh tráng ruốc khô
Nguyên liệu:
- Bánh tráng 1 gói
- Xoài xanh gần chín tới 1 trái
- Hành tím
- Ruốc khô
- Rau thơm
- Tắc tươi
- Đậu phộng rang
- Thịt khô bò
- Trứng cút luộc chín bóc vỏ
- Hạt điều
- Dầu ăn
- Sa tế
- Muối tôm
- Xì dầu
Cách làm:
- Bánh tráng mang cắt nhỏ thành những miếng dài vừa ăn
- Xoài mang gọt vỏ, rửa sạch, sau đó bào thành sợi
- Rau răm rửa sạch, cắt 1 lóng tay, đậu phộng mang giã
- Cho 1 muỗng dầu, cho hành tím thái mỏng vào phim vàng, vớt hành ra riêng, dầu ăn tiếp tục cho ruốc khô vào rang
- Hạt điều cho vào chén, đun sôi dầu ăn đổ vào cho ra nước màu
- Cho bánh tráng vào một chiếc tô lớn, lần lượt cho xoài, rau răm, thịt khô bò, ruốc khô, đậu phộng, trứng cút, hành khô vào đảo đều
- Sau đó nêm 1 ít dầu ngâm hạt điều, muối tôm, xì dầu và trộn đều, nêm nếm vừa ăn thì vắt tắc vào đảo đều
- Cho bánh tráng ra đĩa và thưởng thức.
Cách bảo quản ruốc khô
- Cách bảo quản ruốc khô là bạn nên để ruốc trong hộp thủy tinh và đậy kín.
- Nếu sử dụng trong thời gian ngắn bạn có thể để ruốc nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Cho ruốc khô đậy kín nắp hay cho nào túi nilon buộc kín cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Lời kết
Ruốc khô là một loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng, trên đây là bào viết tổng hợp các thông tin về ruốc khô.