Giải pháp Trường học số thông minh
📢 Giải pháp SCHOOLZ – Dành cho trường Phổ thông
Nắm bắt xu thế giáo dục chung của thế giới, Việt Nam đã và đang dịch chuyển sang mô hình dạy học số nhằm nâng cao tối đa hiệu và chất lượng dạy học. Vậy điều kiện để trở thành một trường học số, nhà trường cần những gì?
Thứ nhất, NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ.
Thứ hai, CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC, SƯ PHẠM.
Chúng tôi tự tin có đủ yếu tố cơ sở trên giúp nhà trường từng bước chuyển đổi thành công sang mô hình số theo định hướng quốc gia đến 2030.
1. Giới thiệu
Triển khai đề án Trường học số là công cuộc chuyển đổi số Giáo dục mang tầm chiến lược, đột phá của nhà trường; qua đó thể hiện được vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, bắt kịp xu thế giáo dục thế giới. Bên cạnh đó, cho thấy sự quyết tâm đồng lòng của BGH và toàn bộ giáo viên nhà trường cùng với sự ủng hộ của các phụ huynh nhà trường.
Đích đến trường học số
2. Cơ sở đề án Trường học số
Số hóa trường học là một quá trình tất yếu, cần nhanh chóng thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và quá trình hội nhập không thể đảo ngược. Số hóa trường học được kỳ vọng sẽ triệt tiêu tiêu cực trong học tập, thi cử và đồng thời giúp phụ huynh theo dõi, đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Ngày 18/1/2019, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị 138/CT-BGDĐT
Xây dựng trường học số là một phần quan trọng, không thể thiếu và không thể tách rời với mục tiêu số hóa nhà trường. Nói cách khác, để có thể hoàn thành số hóa Trường Phổ thông mà BGH Nhà trường đã và đang tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, rất cần tiến hành xây dựng trường học số, trước mắt là ở Cấp tiểu học, sau tiếp tục nhân rộng ở cấp THCS và THPT.
3. Giải pháp: Trường học số
3.1 Trường học số là gì ?
Trường học số hiểu đơn giản là sử dụng công nghệ số vào trong các hoạt động dạy và học; còn xem xét tổng thể trường học số bao gồm: 9 phương diện và lộ trình chuyển đổi từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục số.
9 phương diện và lộ trình chuyển đổi
Đôi khi, còn gọi tên khác là Trường học Thông minh - gốc của nó là từ Giáo dục 4.0: được hiểu là giáo dục thông minh (S.M.A.R.T Education). Viết tắt: S (Self-directed là tự định hướng); M (Motivated là có động cơ); A (Adaptive là có khả năng tương thích); R (Resource enriched là có nguồn học liệu phong phú); T (Technology embedded là có áp dụng công nghệ)
3.2 Mô hình trường học số (tiếp cận theo Hệ sinh thái Giáo dục Số)
Mô hình giải pháp Trường học số được xây dựng dựa trên quan điểm kiến tạo thành Hệ sinh thái Giáo dục Số (tương lai) trong đó chú trọng đến khả năng kết nối mở với nhiều nguồn lực Giáo dục chất lượng như Chuyên gia, Giáo viên giỏi hoặc kho tài nguyên giá trị... nhằm tạo môi trường học tập số hiện đại có khả năng cá nhân hóa và đồng thời giúp HS chủ động học tập mọi lúc, mọi nơi để phát triển bản thân một cách tối ưu nhất.
Mô hình Trường học số
Mô hinh trên gồm 2 phần:
- (Phần dưới) là nền tảng công nghệ số đảm bảo cho công cuộc việc kiến tạo Hệ sinh thái Trường học số, bao gồm: Hệ sinh thái Giáo dục EDUZ (tổ chức dạy học số, phòng thi số...) , thẻ HS đa năng NetID (quản lý học tập, điểm danh...) ...
- (Phần trên) là triển khai các hoạt động Giáo dục thực tế gắn kết với nền tảng Trường học số, ví dụ: các lớp học thực tế đều kết nối Lớp học số, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góc tư vấn học đường...
3.3 Tổ chức dạy học số
Lớp học số được thiết kế theo hướng gia tăng trải nghiệm học tập, giúp HS học tập chủ động mọi lúc, mọi nơi ... đáp ứng nhiều hình thức dạy và học (số) linh hoạt, thích ứng với thực tế (kể cả trong những tình huống như Dịch Covid-19 ...) nhằm đạt đến hiệu quả giáo dục tối ưu nhất.
Mô hình tổ chức dạy - học số
Đặc trưng dạy học số:
- Cấu trúc bài học số linh hoạt với các hình thức dạy học số và cả trong điều kiện nhà trường chưa có điều kiện tốt về thiết bị cho HS
- Kết hợp với thẻ HS đa năng: điểm danh, quản lý học tập cá nhân ...
- Giảm tải cho giáo viên: cộng tác, tự động hóa dạy học
- Gia tăng trải nghiệm học cho HS: phát triển kỹ năng học tập suốt đời, kỹ năng công nghệ ... (học tập mọi lúc, mọi nơi) | Cá nhân hóa học tập
- Thống kê học tập: giúp GV, CBQL và PH giám sát tiến trình học tập HS để kịp thời hỗ trợ và bồi dưỡng phát triển năng khiếu.
- Khả năng tích hợp công cụ Webtools (dạy học số), có nhiều tài nguyên giáo dục,đa dạng khóa học đại trà giúp HS phát triển toàn diện
- Hệ thống ôn tập, kiểm tra (tự động) | Phòng thi Số
- PH tiết kiệm đến 60-80% chi phí | Tăng nguồn thu cho nhà trường
3.4 Tổ chức các hoạt động gắn liền với trường học số
Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tư vấn học đường, ôn tập kiểm tra, bồi dưỡng HS Giỏi ... được tổ chức trên trường học số.
Ví dụ: Các hoạt động trải nghiệm thực tế tại trường như Lập trình sáng tạo Scratch, Vẽ nguệch ngoạc sáng tạo ... cũng sẽ được tổ chức trên lớp học số (GV dạy học với lớp học số và HS xem lại bài học và luyện tập thêm trên lớp học số)
Các khóa học STEAM độc quyền
3.5 Các tính năng nổi bật khác
Thẻ HS đa năng, Thư viện số, Phòng thi số, Ngân hàng đề thi...
Tính năng mở rộng
4. Giá trị Trường học số
Giải pháp Trường học số là mô hình 5-WIN: không chỉ mang giá trị lớn cho nhà trường như tiên phong trong Giáo dục số, nâng cao chất lượng giáo dục... mà còn mang lại nhiều ích lợi cho các đối tác khác như: GV, HS, PH và CBQL nhà trường.
Giá trị mang lại Trường học số
GIÁI PHÁP TRƯỜNG HỌC SỐ MANG ĐẾN NHIỀU CƠ HỘI SAU:
- Phát triển nhà trường theo xu thế Giáo dục số
- Nền tảng để tạo dựng Giáo dục bền vững
- Nền tảng cho việc triển khai Giáo dục khai phóng
- Từng bước kiến tạo hệ sinh thái Giáo dục mở
- Đa dạng hóa các hình thức giáo dục
- Phát triển các năng lực toàn diện cho HS
- Từng bước tự tin với chất lượng Giáo dục đạt chuẩn quốc tế
5. Giai đoạn CĐS
Quy trình chuyển đổi số Giáo dục được chia thành 3 giai đoạn, được điều chỉnh và xây
dựng phù hợp với thực trạng trường học phổ thông hiện nay.
3 giai đoạn chuyển đổi số