Chế Độ Ăn Keto Là Gì? Keto Có Ăn Được Khoai Lang Không?
Chế độ keto là người ăn phải bổ sung carbohydrate rất ít. Vậy chế độ ăn có thể ăn khoai lang không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Chế độ ăn Keto là như thế nào?
Chế độ ăn Keto là một chế độ ăn kiêng, được biết đến từ những năm 1920, là một phương pháp dinh dưỡng đặc biệt giúp giảm cân nhanh chóng và an toàn bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển hóa phụ của cơ thể. Điểm đặc biệt của chế độ này là có thể đốt cháy chất béo, qua đó bổ sung năng lượng dưới dạng xeton thay vì đường.
Xeton không chỉ là nguồn năng lượng thay thế cho glucose, mà còn được não bộ ưa chuộng, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao khả năng tập trung và sự minh mẫn. Để đạt được trạng thái ketosis, người theo chế độ cần giảm lượng carbohydrate xuống còn khoảng 5% tổng lượng calo hàng ngày và tăng cường tiêu thụ các loại chất béo lành mạnh.
Chế độ keto là người ăn phải bổ sung carbohydrate rất ít. Mỗi ngày chỉ nạp dưới 50g carbohydrate, chủ yếu từ các loại rau không chứa tinh bột, mà tổng phân phối dinh dưỡng đa lượng là từ carbohydrate 5% calo, chất đạm 20% và chất béo 75%.
Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ khi áp dụng chế độ ăn Keto để đảm bảo rằng nó phù hợp và an toàn cho sức khỏe của bạn.
Khoai lang có chất dinh dưỡng nào?
Khoai lang là một thực phẩm lành mạnh, bổ sung hàm lượng carbohydrate dồi dào và có lợi cho sức khỏe, thực phẩm này cũng có chỉ số đường huyết ( GI) thấp giúp bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K và các khoáng chất cần thiết như kẽm, sắt, magie..., giúp củng cố hệ miễn dịch. Không những vậy, khoai lang còn giàu chất xơ và protein, không chứa cholesterol xấu LDL và thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ.
Khoai lang góp phần vào quá trình chuyển hóa homocysteine, hỗ trợ chống viêm và hạn chế nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, khoai lang trắng còn có lợi trong việc cải thiện bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn Keto có tiêu thụ khoai lang được không?
Khoai lang không phải là lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn keto, vì nó có hàm lượng tinh bột cao. Trong 100g khoai lang chứa hàm lượng carbohydrate đáng kể, cần xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate.
Khoai lang cũng có nhiều carbohydrate hơn khoai tây. Một củ khoai lang luộc trung bình chứa khoảng 27g carbohydrate, tổng lượng carbohydrate thì nó chiếm 53% tinh bột và các loại đường đơn chiếm 32%.
Chỉ số đường huyết của khoai lang có thể thay đổi từ mức trung bình đến cao tùy vào loại khoai lang hay cách chế biến, có thể dao động từ 44 - 96 GI, do đó người bệnh tiểu đường loại 2 không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến đường huyết. Tuy nhiên, GI của khoai lang sẽ thấp nếu bạn luộc hay hấp.
Tuy nhiên, khoai lang vẫn được cho là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát đường huyết và hạn chế cảm giác đói. Carbohydrate trong khoai lang giúp duy trì cảm giác no, hỗ trợ việc giảm cân trong chế độ ăn ít carb. Vì vậy, khoai lang không được cho là thực phẩm lý tưởng trong chế độ keto. Nhưng khoai lang vẫn là lựa chọn tuyệt vời trong chế độ giảm cân và được rất nhiều người lựa chọn, do đó, bạn cũng có thể cân nhắc để thêm một lượng nhỏ khoai lang vào chế độ giảm cân của mình.
Ăn khoai lang có tăng cân không?
Khoai lang cũng là thực phẩm chứa tinh bột, nên vẫn có nhiều người thắc mắc liệu khoai lang có phù hợp cho những ai đang ăn kiêng hoặc giảm cân không? Thực tế, tinh bột đúng là một phần không thể thiếu trong khoai lang, chiếm đến 10% tổng lượng calo mà thực phẩm này mang lại.
Tuy nhiên, không giống như nhiều người vẫn nhận định việc ăn khoai lang không gây tăng cân. Điều này là do tinh bột trong khoai lang được hấp thụ chậm, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, làm giảm sự thèm ăn, từ đó bạn sẽ kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, khoai lang cũng giàu beta-carotene, vitamin C, kali, chất xơ và nhiều khoáng chất khác, cùng với hàm lượng nước cao.
Nhờ vào sự kết hợp này, khoai lang không chỉ giúp cân bằng pH và loại bỏ độc tố trong cơ thể mà còn ngăn chặn tích tụ chất béo. Với lượng calo thấp, việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn không chỉ không gây tăng cân mà còn giúp bạn nhanh chóng lấy lại được vóc dáng mơ ước. Vậy nên, thêm khoai lang vào thực đơn hàng ngày là một cách tốt để hỗ trợ quá trình giảm cân một cách hiệu quả!
Khoai lang có thể thay thế cho cơm không?
Khoai lang giàu dưỡng chất nhưng nó cũng chứa lượng đường tự nhiên đáng kể, vì vậy không nên ăn khoai lang để thay thế hoàn toàn cho cơm. Việc ăn quá nhiều khoai lang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó, bạn chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, bạn có thể ăn vào buổi sáng và có thể dùng làm bữa phụ, nhưng tuyệt đối không thay thế hoàn toàn cho cơm trong bữa ăn hàng ngày.
Đối với người có vấn đề về thận, tuy khoai lang có nhiều vitamin A và chất xơ, nhưng có cũng giàu khoáng chất kali và có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc suy tim nếu thận không loại bỏ được kali dư thừa trong cơ thể. Do đó, người bệnh thận không nên ăn khoai lang để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm cũng nên hạn chế khoai lang vì có thể gây đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Nên ăn khoai lang với tần suất khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần và không nên ăn liên tục trong thời gian dài.
Tóm lại, ăn khoai lang chỉ tốt khi bạn ăn vừa phải, ưu tiên ăn khoai lang luộc và hấp, tránh ăn khoai lang chiên, mứt khoai lang...
Chế độ ăn Keto nên chế biến khoai lang như thế nào?
Để phù hợp với chế độ ăn Keto, khi chế biến khoai lang, bạn cần lựa chọn phương pháp giữ được giá trị dinh dưỡng mà không tăng lượng carbohydrate của thực phẩm này. Ngoài việc chọn thực phẩm phù hợp thì cách chế biến cũng rất quan trọng bạn cần chú ý để duy trì lượng calo cũng như carbs hay các dưỡng chất khác.
Tránh kết hợp khoai lang với các nguyên liệu giàu năng lượng và đường như mật ong, đường, sữa đặc, hoặc si rô.... Phương pháp chế biến khuyến nghị cho khoai lang là hấp hoặc luộc, và bạn cũng có thể nướng chúng nếu thích.
Khi ăn khoai lang trong chế độ Keto cần lưu ý
Khi ăn khoai lang trong chế độ Keto cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn khoai lang vừa thu hoạch, khai lang tươi, sạch, không ăn khoai lang đã để lâu ngày, bị đốm đen, thối sùng hay mọc mầm
- Ưu tiên ăn khoai lang luộc và khoai lang hấp
- Ăn khoai lang vào bữa trưa sẽ hỗ trợ việc giảm cân tốt hơn
- Không nên ăn vào buổi tối vì có thể làm bạn khó tiêu, trào ngược dạ dày, nhất là đối với người có hệ tiêu hóa kém
- Có thể bớt lượng cơm bằng khoai lang, nhưng không dùng khoai lang thay thế hoàn toàn cho cơm, đặc biệt bạn cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể. Cần có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và rèn luyện thể thao thường xuyên.