Nước Cam Có Kỵ Với Thịt Gà Không?
Nước cam và thịt gà đều là những món ăn và thức uống quen thuộc, tuy nhiên, liệu có thể sử dụng chúng cùng một lúc không, có kỵ nhau không? Hãy cùng 1Shop tìm hiểu ngay nhé.
Uống nước cam có tốt không?
Giống như thịt gà, nước cam cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, canxi, kali, phốt pho, natri... Một số lợi ích nổi bật của nước cam đối với sức khỏe bao gồm:
Hỗ trợ thải độc
Nước cam góp phần hỗ trợ hoạt động của đường tiết niệu, đồng thời axit citric cùng các citrat, trong nước cam giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận và hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả. Đặc tính kiềm hóa của nước cam cũng giúp làm sạch máu bằng cách hòa tan các axit tạo ra các chất cặn bã trong thận.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nước cam giúp làm sạch dạ dày và hệ tiêu hóa nhờ nó chứa nhiều axit và có tính kiềm. Nhờ vậy khi tiêu thụ nước cam vừa phải có thể giúp đường ruột hoạt động hiệu quả, ngừa tình trạng chướng bụng.
Chống lão hóa
Thói quen uống nước cam cũng là cách để bạn bổ sung các chất chống oxy hóa, các chất này giúp đẩy lùi quá trình lão hóa. Nhờ vậy mà thúc đẩy việc tái tạo tế bào mới, từ đo giúp làn da khỏe mạnh và tươi tắn.
Ăn thịt gà có tốt không?
Thịt gà giàu dinh dưỡng bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E, chất đạm, các axit amin, canxi, sắt,, photpho... và có lợi cho sức khỏe. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều các món ăn ngon và hấp dẫn, đặc biệt ức gà là nguyên liệu tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân.
Ăn thịt gà mang đến những lợi ích như:
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hàm lượng homocysteine cao trong cơ thể có thể gây hại cho hệ tim mạch. Thịt gà chứa axit amin giúp giảm nồng độ homocysteine, từ đó giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Củng cố hệ miễn dịch
Selen có trong thịt gà giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch, nhờ vậy mà có thể giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh tật.
Giảm cân, tăng cường cơ bắp
Thịt gà chứa lượng chất đạm dồi dào được cho là cao nhất trong các loai thịt, giúp tăng cường phát triển cơ bắp và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Vì thế, thịt gà thường là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn của các vận động viên hoặc những người tập luyện thể thao và những người đang trong quá trình giảm cân.
Củng cố xương khớp
Với lượng canxi và phốt pho cao, thịt gà có thể giúp cải thiện sức khỏe của xương khớp và răng. Bên cạnh đó, những khoáng chất này còn hỗ trợ các chức năng khác của cơ thể như hệ thần kinh, gan, thận...
Giảm căng thẳng và ngừa trầm cảm
Thịt gà chứa tryptophan, một axit amin giúp xoa dịu giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng. Nhờ đó, nó có thể hỗ trợ giảm nguy cơ bị trầm cảm.
Nước cam có kỵ với thịt gà không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn thịt gà uống nước cam không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thịt gà giàu đạm, trong khi nước cam có hàm lượng vitamin dồi dào. Khi kết hợp, chúng không chỉ giúp bữa ăn thêm ngon miệng mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng có thể có khi ăn thịt gà.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn có thể uống nước cam tùy thích, mà chỉ nên uống một lượng vừa đủ, không nên uống quá nhiều nước cam khi ăn thịt gà để tận dụng tối đa lợi ích của chúng.
Nước cam kỵ với thực phẩm nào?
Nước cam kỵ sữa
Sữa có hàm lượng chất đạm, khi uống cùng nước cam sẽ khiến vitamin C và axit tartaric trong cam kết hợp với protein, sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và cản trở việc hấp thụ thức ăn, có thể gây đau bụng và tiêu chảy.
Do đó, thời điểm uống nước cam và sữa cần phải cách xa nhau ít nhất 60 phút.
Nước cam kỵ củ cải
Củ cải khi tiêu hóa sẽ tạo ra một chất gọi là sulfate, chất này sau khi chuyển hóa sẽ sinh ra thiocyanate – một hợp chất có khả năng ức chế việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi kết hợp uống nước cam, các axit hydroxy và ferulic từ flavonoid trong cam có thể làm tăng hoạt động của thiocyanate, gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thậm chí có thể dẫn đến bệnh bướu cổ.
Để tránh nguy cơ mắc trên bạn nên tránh ép hoặc uống nước cam cùng với củ cải.
Nước cam kỵ với một số loại thuốc
Đối với những người mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, việc uống nước cam có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
Do đó, nếu bạn bị các vấn đề trên thì không nên tự ý uống nước cam, mà bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.