Top 6 Thực Phẩm Kỵ Với Cà Chua Bạn Cần Biết
Cà chua là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên có một số thực phẩm bạn không nên kết hợp với cà chua, cụ thể sẽ được 1shop.vn liệt kê trong bài viết này.
Ăn cà chua có tốt không?
Cà chua có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Hỗ trợ tình trạng huyết áp cao
Tạp chí tim mạch dự phòng châu Âu có đăng tải 1 nghiên cứu cho biết cà chua và các sản phẩm được làm từ cà chua có thể góp phần giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Việc ăn cà chua nhiều hơn giúp giảm tỷ lệ bị tăng huyết áp khoảng 36% và không những vậy khi ăn vừa phải cũng hỗ trợ giảm huyết áp.
Nghiên cứu này đã xem xét những người tham gia ở độ tưởi 55 - 80 tuổi, với 7 000 người can thiệp chế độ ăn uống PREDIMED của Tây Ban Nha. Trong đó, khoảng 83% số người tham gia đã mắc chứng tăng huyết áp và đồng thời có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác như bị tiểu đường, hút thuốc lá, cholesterol cao, thừa cân. Những người tham gia được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi hàng năm về thói quen ăn uống, bao gồm việc tiêu thụ cà chua sống, nước sốt cà chua, và món súp gazpacho của Tây Ban Nha.
Sau ba năm, các nhà khoa học phát hiện mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà chua và sự giảm huyết áp. Họ cũng nhận thấy rằng, trong số những người không bị tăng huyết áp khi bắt đầu nghiên cứu, những người ăn nhiều cà chua nhất (khoảng 110g mỗi ngày, tương đương với một quả cà chua lớn) đã giảm 36% nguy cơ mắc bệnh này so với những người ăn ít hơn (dưới 44g).
Các nhà nghiên cứu cho biết, lycopene cao trong cà chua đã góp phần mang lại hiệu quả này. Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi các phân tử gây hại.
Tiến sĩ Rosa Maria Lamuela-Raventos, đồng tác giả của nghiên cứu và là giám đốc viện nghiên cứu dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại đại học Barcelona, nhận định rằng cà chua là một trong những loại thực phẩm phổ biến và giá thành rẻ. Là một thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng lành mạnh nhất, kể cả chế độ Địa Trung Hải.
Tiến sĩ Rosa cũng nhấn mạnh rằng cà chua chứa nhiều kali, một khoáng chất đã được biết đến với khả năng giúp hạ huyết áp nhờ giảm tac dụng của natri trong cơ thể, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Tăng cường thị lực
Vitamin A trong cà chua cải thiện thị lực, đồng thời nó còn giúp giảm nguy cơ bị các vấn đề về mắt như quáng gà, thoái hóa điểm vàng. Để giúp mắt khỏe mạnh bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin A.
Cải thiện tiêu hóa
Lycopene và vitamin A trong cà chua rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, chất xơ trong cà chua kích thích tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hạot động trơn tru hơn, đồng thời ngăn ngừa táo bón.
Bảo vệ tim mạch
Lycopene trong cà chua giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Cho nên thêm cà chua vào thực đơn kết hợp ăn uống khoa học, thể thao thường xuyên cũng là cách để cải thiện sức khỏe, bao gồm tim mạch.
Top 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết
Có những loại thực phẩm không thể kết hợp với cà chua do nó có thể gây ra những phản ứng có hại, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn ăn nó. Sau đây là danh sách các loại thực phẩm không nên ăn cùng với cà chua mà bạn cần lưu ý:
Cá
Các món ăn như cá sốt cà chua thường rất phổ biến như cá nục sốt cà, cá diêu hồng sốt cà..., nhưng không phải loại cá nào cũng phù hợp để kết hợp với cà chua, chẳng hạn như cá chép, cá trích...
Khi ăn cùng nhau, vitamin C trong cà chua có thể giải phóng đồng từ cá, làm hao hụt dưỡng chất và tạo ra acid tannic, gây kích thích dạ dày và dẫn đến khó tiêu, buồn nôn.
Cua
Cua là hải sản rất tốt, chúng chứa nhiều đạm, axit amin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác, nhưng nếu ăn cùng với cà chua, vitamin C trong cà chua sẽ gây phản ứng hóa học tạo ra chất độc hại, có thể nguy hiểm đến tính mạng con người.
Vậy nên, bạn tuyệt đối không ăn cà chua với cua.
Khoai lang
Khoai lang là một thực phẩm bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều chất xơ, vitamin, và các nguyên tố vi lượng, nhưng khi kết hợp với cà chua, chúng lại gây hại cho hệ tiêu hóa, có thể gây đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa nếu bạn tiêu thụ.
Điều này là do tinh bột trong khoai lang có thể lên men trong dạ dày, tạo ra acid phản ứng với pectin trong cà chua. Từ đó làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, nên bạn cần tránh kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
Đường trắng
Cà chua khi xay và trộn với đường, tuy khá quen thuộc nhưg một số người tiêu thụ nó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng. Nguyên nhân là do một loại ký sinh trùng, tạm gọi là "sán đồ ngọt", rất thích các loại đồ ngọt. Nên khi bạn ăn nó có thể gây tiêu chảy, hoặc có thể là gây viêm loét đường ruột.
Thay vì sử dụng đường trắng, nên thay thế bằng mật ong để đảm bảo sức khỏe.
Cà rốt
Cà rốt cũng là một loại thực phẩm không nên ăn cùng với cà chua. Enzym trong cà rốt có thể phân hủy vitamin C trong cà chua, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
Gan heo
Trong gan heo có chứa các khoáng chất như đồng và sắt, có thể oxy hóa vitamin C trong cà chua, điều này làm tạo thành acid dehydroascorbic, làm cà chua mất đi dưỡng chất vốn có. Vì vậy, để tận dụng tối đa vitamin C từ cà chua, không nên nấu chung với gan.
Cách tiêu thụ cà chua tốt cho sức khỏe
Cà chua là một loại thực phẩm đa dụng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách tiêu thụ cà chua tốt cho sức khỏe:
Ăn cà chua chín
Cà chua chín có hương vị ngon hơn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, bạn có thể mua cà chua hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chọn những trái chín và không bị hư hỏng. Bạn không được dùng cà chua xanh để chế biến.
Không kết hợp cà chua với dưa chuột
Ngoài 6 thực phẩm bạn cần tránh kết hợp với cà chua như đã nói trên thì khi ăn cà chua, tránh kết hợp với dưa chuột để tránh bị hao hụt dưỡng chất.
Không ăn cà chua khi đói
Ăn hoặc uống cà chua khi đói có thể gây khó chịu cho dạ dày, gây trào ngược da dày. Do đó, tốt nhất nên tiêu thụ cà chua sau 2- 3 tiếng sau bữa ăn chính.
Không dùng cà chua đã nấu quá lâu hoặc để lâu
Cà chua nấu quá lâu sẽ mất hương vị và giảm giá trị dinh dưỡng. Trong khi cà chua nếu để quá lâu cũng sẽ dễ bị hư hỏng, do đó, nếu các thức uống từ cà chua thì bạn nên uống sau khi chế biến là tốt nhất.
Không lạm dụng cà chua
Cà chua mặc dù là thực phẩm tốt, lành mạnh nhưng hãy duy trì lượng cà chua hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không được làm dụng ăn hay uống quá nhiều cà chua, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách chế biến cà chua như cắt thành lát để ăn kèm với các món ăn, nấu thành súp, làm món salad hoặc làm nước sốt cà chua để ăn kèm với mì ống để thay đổi khẩu vị và dưỡng chất.