Điểm Khác Nhau Giữa Gạo Nếp Cẩm Và Gạo Lứt Đen
Gạo lứt đen và gạo nếp cẩm đều là những loại gạo ngon, chứa nhiều dưỡng chất. Bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai loại gạo này.
Gạo lứt đen là gì?
Gạo lứt đen là có màu đen hay tím đậm, thường dễ bị nhầm lẫn với gạo nếp cẩm, là loại gạo còn nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B, chất đạm, magie, sắt, kẽm đặc biệt là anthocyanin - một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể. Gạo lứt đen có xuất xứ từ Trung Quốc, được phát hiện từ 10 000 năm trước, ngày xưa thời phong kiến gạo lứt đen được giới thượng lưu, hoàng tộc và quý tộc yêu thích.
Gạo lứt đen có nhiều công dụng với sức khỏe như tốt cho tiêu hóa, tim mạch, hỗ trợ giảm cân... Bạn có thể nấu nhiều món ăn ngon với gạo lứt đen như cơm gạo lứt trộn, trà gạo lứt, cơm chiên gạo lứt… ngoài ra có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác để tạo ra các món ăn ngon vừa đầy đủ dưỡng chất.
Hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt đen
Gạo lứt đen có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100 gram gạo lứt đen nấu chín sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 101 calo
- Chất xơ: 2g
- Protein: 4g
- Folate: 6% DV ( DV là giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Mangan: 14% DV
- Vitamin B6: 7% DV
- Carbohydrate: 21g
- Photpho: 8% DV
- Kẽm: 9% DV
- Vitamin B6: 7% DV
- Magiê: 8% DV
- Đồng: 6% DV.
Gạo lứt đen tốt không?
Lợi ích nổi bật của gạo lứt đen như:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt đen giúp hệ tiêu hóa hạot động một cách trơn tru, giảm tình trạng táo bón và những ai gặp vấn đề về tiêu hóa thì có thể tham khảo bổ sung loại gạo này vào thực đơn
- Kiểm soát đường huyết: Gạo lứt đen nhờ có GI thấp, nên nó có thể hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, là lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Gạo lứt đen giúp cơ thể thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào miễn dịch, hỗ trợ phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và nâng cao miễn dịch, điều này cũng nhờ nó có nhiều vitamin và khoáng chất.
- Chống lão hóa: Gạo lứt đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cao hơn gạo trắng gấp 20- 30 lần. Những chất chống oxy hóa hỗ trợ chống lại các gốc tự do gây hại cho các tế bào.
- Hỗ trợ giảm cân: Gạo lứt đen chứa ít calo, không có gluten, lại có hàm lượng chất xơ dồi dào, là một thực phẩm an toàn cho những ai đang có như cầu duy trì cân nặng hay giảm cân sử dụng. Khi ăn gạo lứt đen sẽ làm bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, mà calo nạp vào lại thấp, Nhờ vậy, nó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
- Và nhiều công dụng khác như tốt cho xương, mắt, tim mạch, chống oxy hóa...
Gạo nếp cẩm là gì?
Gạo nếp cẩm là một loại gạo nếp đặc biệt, ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới nhờ những giá trị dinh dưỡng vượt trội. Tên khoa học của nó là Philydrum lanuginosum Banks và có hai loại phổ biến: Gạo nếp cẩm đỏ và tím. Điều đặc biệt là màu sắc của loại gạo này không đến từ lớp vỏ cám, mà là đặc điểm tự nhiên của giống gạo này. Hạt gạo nếp cẩm tròn trịa, dẻo thơm và có độ dính lý tưởng khi nấu chín, làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Gốc gác của loại gạo này bắt nguồn từ Việt Nam và thường xuất hiện trong nhiều món ăn truyền thống như xôi, bánh chưng, bánh tét hay sữa chua nếp cẩm.... được rất nhiều người yêu thích.
Hàm lượng dinh dưỡng của gạo nếp cẩm
Gạo nếp cẩm chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, chất béo, anthocyanin và các axit amin thiết yếu, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
Trong 60g gạo nếp cẩm có chứa:
- Năng lượng 160 calo
- Chất xơ 2g
- Đạm 5g
- Chất béo 5g
- Carbs 34g
- Đường 1g...
Mặc dù có hàm lượng calo cao hơn một số loại gạo khác, gạo nếp cẩm vẫn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai quan tâm đến sức khỏe.
Gạo nếp cẩm tốt không?
Lợi ích của gạo nếp cẩm bao gồm:
- Bảo vệ tim mạch: Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú, gạo nếp cẩm giúp bảo vệ tim khỏi các yếu tố gây hại, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Hỗ trợ giảm cân: Gạo nếp cẩm giúp kéo dài cảm giác no, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó giúp bạn cân nặng hiệu quả, là lựa chọn tuyệt vời cho người muốn giảm cân và duy trì cân nặng.
- Chống oxy hóa: Anthocyanin trong gạo nếp cẩm không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính khác.
Điểm khác nhau giữa gạo nếp cẩm và gạo lứt đen
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa gạo lứt đen và gạo nếp cẩm, hãy cùng so sánh 5 yếu tố quan trọng sau:
Hương vị và độ dẻo
Khi nấu chín, gạo lứt đen có độ dẻo vừa phải, không quá mềm nhưng dễ tiêu hóa, mang theo vị ngọt nhẹ. Ngược lại, gạo nếp cẩm nấu lên dẻo mềm tương tự gạo nếp, có vị ngọt đậm hơn và hương thơm đặc trưng hơn gạo lứt đen. Điều này khiến nếp cẩm trở thành nguyên liệu tuyệt vời cho các món xôi truyền thống.
Phù hợp với đối tượng
Gạo lứt đen dành cho những ai muốn giảm cân và tăng cường sức khỏe nhưng bạn nên ăn tuần 2- 3 lần là hợp lý, nhưng do có chất xơ cao, nên những ai có hệ tiêu hóa kém có thể khó tiêu khi sử dụng. Trong khi đó, gạo nếp cẩm dễ tiêu hóa hơn.
Hình dạng và màu sắc gạo
Gạo lứt đen có màu nâu sẫm hoặc màu đen, hạt dài, phẳng và bóng, trong khi gạo nếp cẩm lại có màu từ tím đậm đến đen. Hạt gạo nếp cẩm tròn đầy và mang hình dáng giống với các loại gạo nếp thông thường. Sự khác biệt rõ rệt này sẽ giúp bạn phân biệt hai loại gạo này.
Cách nấu
Do kho và cứng hơn, gạo lứt đen cần thời gian nấu lâu hơn. Loại gạo này thường được sử dụng trong các món cơm rang, cháo hay cơm cuộn, giúp món ăn có vị ngọt tự nhiên. Mà gạo nếp cẩm, nhờ độ dẻo tự nhiên, phù hợp chế biến thành các món xôi ngọt, kết hợp với đậu xanh, hạt sen hay dừa tươi để tạo ra những món ăn hấp dẫn.
Nguồn gốc xuất xứ gạo
Gạo lứt đen và gạo nếp cẩm thực sự là hai loại gạo khác nhau, mặc dù thường bị nhầm lẫn. Gạo lứt đen là gạo nguyên cám, giữ nguyên lớp vỏ cám giàu dinh dưỡng, trong khi gạo nếp cẩm là một giống gạo nếp đặc biệt. Gạo lứt đen giàu dưỡng chất và được dùng để hỗ trợ sức khỏe, còn gạo nếp cẩm thường xuất hiện trong các món ăn truyền thống nhờ vị dẻo thơm và đặc trưng.
Giá trị dinh dưỡng
Gạo lứt đen giàu chất xơ, carbs, vitamin như vitamin B, vitamin E và khoáng chất như sắt, magie, kẽm, mangan, đặc biệt phù hợp cho những người muốn giảm cân và có GI khoảng 56. Còn gạo nếp cẩm có chỉ số đường huyết cao hơn (GI khoảng 87) và nhiều canxi, protein, vitamin nhóm B, sắt, magie, đồng, phốt pho... và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào nhưng ít phù hợp với người đang ăn kiêng bằng gạo lứt đen.
Khi sử dụng gạo nếp cẩm và gạo lứt cần lưu ý
Để sử dụng gạo nếp cẩm và gạo lứt có lợi cho sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ thì bạn nên lưu ý:
Lượng tiêu thụ hợp lý
Gạo nếp cẩm và gạo lứt dù rất tốt cho sức khỏe và có hàm lượng dưỡng chất cao, nhưng bạn hãy ăn với lượng vừa phải để tránh tăng cân không mong muốn hoặc gây ra một số tác dụng phụ.
Kiểm tra chất lượng
Gạo bạn nên chọn gạo hữu cơ để đảm bảo gạo không bị nhiễm thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại. Lựa chọn gạo từ các nguồn uy tín và có xuất xứ rõ ràng để an toàn và đảm bảo chất lượng.
Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh
Mặc dù giàu chất xơ và dinh dưỡng, ăn quá nhiều gạo lứt có thể gây khó tiêu, còn ăn gạo nếp cẩm cũng vậy. Chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, hãy kết hợp gạo nếp cẩm và gạo lứt với các thực phẩm giàu chất xơ, protein và vitamin khác.