Tìm Hiểu Bệnh Gút Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Chữa
Bệnh gút (gout) được mệnh danh là căn bệnh dành cho nhà giàu, bệnh không chỉ tàn phá sức khỏe của người bệnh mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì tỷ lệ người mắc bệnh này có xu hướng tăng nên đặc biệt là giới trẻ. Vậy bệnh gút là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa ra sao?
Bệnh gút là gì?Bệnh gút hay còn gọi là bệnh thống phong là hội chứng rối loạn chuyển hóa purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric là một chất không có hại thường sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu. Nhưng khi axit uric không được thận đào thải sẽ tích tụ lâu trong máu qua thời gian nồng độ axit uric quá cao tạo thành những tinh thể nhỏ tập trung ở các khớp gây viêm, sưng, đau cho bệnh nhân.
Thông thường người bệnh chỉ điều trị những cơn đau mà không điều trị từ gốc nguyên nhân gây ra bệnh, nên chỉ sử dụng các loại thuốc để giảm đau bệnh thuyên giảm nghĩ đã khỏi hẳn và không tiếp tục chữa. Nhưng người bệnh không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không tiếp tục điều trị triệt để thì những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều và sẽ nặng hơn.
Bệnh hút không chỉ tàn phá sức khỏe của người bệnh mà còn khiến tinh thần của người bệnh bị sa sút, bởi hậu quả của bệnh đem lại như căng thẳng, đau đớn, mất ngủ. Thế nhưng gút là căn bệnh lành tính có thể khống chế được bằng thuốc đặc trị kết hợp với chế độ ăn khoa học. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh gút được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: mức độ axit uric trong máu bắt đầu tăng nhưng vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
- Giai đoạn 2: lúc này mức độ axit uric trong máu tăng lên rất cao, triệu chứng của bệnh gút bắt đầu xuất hiện ở các đầu ngón chân sau đó các gót chân, gân gót và mu bàn chân. Trong giai đoạn này người bệnh cảm thấy đau đớn ở các khớp nhưng những cơn đau kéo dài không lâu. Sau một thời gian thì cường độ và tần suất cơn đau bắt đầu gia tăng.
- Giai đoạn 3: các tinh thể axit uric tấn công các khớp mạnh hơn.