Ăn Nhiều Rong Nho Có Tốt Không? Nên Ăn Bao Nhiêu Rong Nho Là Tốt?
Rong nho là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều quá thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Rong nho là thực phẩm nào?
Rong nho là một loại tảo biển, có tên khoa học Caulerpa lentillifera, nó có hình dạng giống như những chùm nho nhỏ. Ở Nhật Bản, loại rong này thường được gọi là "nho biển". Rong nho còn gọi với cái tên là "trứng cá muối xanh" (green caviar), bởi nó có giá trị dinh dưỡng cao. Rong nho rất giàu chất xơ, các vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K và các hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa, khoáng chất.
Rong nho sinh trưởng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam rong nho được trồng ở một số nơi như Hòn Khói, Đông Hà, Hải Ninh và Khánh Hòa, với giống rong được nhập từ Nhật Bản.
Đây là thực phẩm có nhiều dưỡng chất hơn so với các loại rau thông thường khác, nên nó thường được ưu chuộng trong nền ẩm thực.
Ăn nhiều rong nho có tốt không?
Rong nho cũng như các thực phẩm khác, khi ăn ăn đúng cách và đúng liều lượng nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại nếu bạn lạm dụng ăn quá nhiều rong nho thì nó có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe:
Ăn rong nho nhiều gây nổi mụn
Ăn rong nho nhiều làm tích tụ i-ốt và khoáng chất, nếu cơ thể thanh lọc không kịp thời thì nó có thể gây tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc các vấn đề da liễu khác như mụn cám. Do đó, để tránh làm ảnh hưởng tới làn da, bạn cần ăn vừa phải.
Ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch
Việc lạm dụng rong nho có thể dẫn đến dư thừa natri và i-ốt trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp và tim mạch...
Do đó, bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp, khoảng 10g mỗi ngày cũng không nên ăn thường xuyên.
Ăn rong nho nhiều gây rối loạn tiêu hóa
Rong nho là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, thành phần này khi bạn ăn vừa phải thì nó cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngược lại, nếu bạn ăn quá nhiều thì đồng nghĩa bạn nạp quá nhiều lượng chất xơ, điều này sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với các vấn đề như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy, tùy mức độ.
Ăn rong nho nhiều gây bệnh cường giáp
Tuyến giáp là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể, sản xuất và bài tiết hormon tuyến giáp, cũng như nhiều tác dụng khác, nhằm giúp cơ thể hoạt động bình thường. Và để nó hoạt động ổn định thì chúng ta cần bổ sung một lượng iốt phù hợp.
Rong nho chứa nhiều i ốt, khi ăn vừa phải nó có lợi cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều i-ốt có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp, và làm tăng nguy cơ bị các bệnh như cường giáp, phì đại tuyến giáp,...
Nên ăn bao nhiêu rong nho là tốt?
Đối với người trưởng thành, lượng rong nho có thể chia ra thành hai trường hợp:
- Sử dụng thường xuyên: Những người ăn rong nho vơi nhu cầu muốn giảm cân hoặc ăn kiêng, nên giới hạn lượng rong nho không quá 10g/ngày.
- Sử dụng không thường xuyên: Nếu bạn không ăn rong nho thường xuyên, mỗi lần có thể ăn khoảng 100g rong nho tươi. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp các thực phẩm khác để tạo nên nhiều món ăn ngon
Rong nho không thể thay thế hoàn toàn các loại rau xanh khác. Vậy nên bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và đa dạng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Bạn cũng có thể dùng rong nho tách nước đóng gói để sử dụng.
Không nên ăn rong nho với thực phẩm nào?
Khi ăn rong nho, bạn cần tránh kết hợp với những thực phẩm sau:
Trà xanh
Rong nho chứa các chất béo không bão hòa như AA, LA, DHA, EPA và ALA, có tác dụng giảm cholesterol và tăng độ bền cho mạch máu. Tuy nhiên, axit tannic trong trà xanh có thể làm protein trong rong nho cứng lại, đồng thời cản trở sự hấp thụ sắt trong rong nho, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó
Các loại dưa muối, trái cây ngâm chua
Khi ăn rong nho với các món như dưa muối hay trái cây ngâm chua sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể kích thích tiết axit dạ dày nhiều hơn, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt những ai đang bị viêm loét dạ dày thì đều này sẽ làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Quả hồng
Theo Đông y, cả rong nho và quả hồng đều có tính hàn, nếu sử dụng riêng lẻ thì nó rất tốt, nhưng lại không nên kết hợp chúng với nhau thì nó sẽ gây hình thành sỏi trong dạ dày. Vì khi ăn rong nho cùng quả hồng, thì các thực phẩm nhiều chất đạm sẽ tác động đến tanin trong quả hồng, khiến chúng dễ dàng kết tủa.
Ăn rong nho vào thời điểm nào là tốt nhất?
Rong nho bạn có thể ăn vào các thời điểm trong ngay mà mình yêu thích, hiện nay chưa có quy định nào về thời điểm ăn rong nho. Vì vậy, bạn có thể kết hợp cũng các bữa ăn trong ngày, hay làm salad cho bữa ăn phụ, thậm chí sau khi tập thể thao xong bạn cũng có thể ăn món ăn được làm từ rong nho để bổ sung năng lượng và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Những lưu ý khi ăn rong nho
Rong nho là một thực phẩm bổ dưỡng, nhưng để tận dụng tối đa lợi ích và đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Mua rong nho chất lượng
Trên thị trường có rất nhiều nơi bán rong nho, nhưng để đảm bảo thì bạn nên chọn các nhà cung cấ uy tín, có xuất xứ minh bạch, có giấy chứng nhận an toàn. Khi mua rong nho tách nước sẵn thì nên kiểm tra hạn sử dụng.
Lưu trữ đúng cách
Bảo quản rong nho trong túi kín ở nhiệt độ từ 18 - 25 độ C, để giúp rong nho tươi và giữ được hương vị tốt nhất, cách này có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 5- 7 ngày, tuy nhiên bạn nên ăn sớm trong vòng 3- 5 ngày là tốt nhất.
Rong nho tươi không nên được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
Kiểm tra phản ứng cơ thể
Nếu bạn bị dị ứng với hải sản thì nên cẩn trọng khi ăn rong nho, nếu khi ăn bạn cảm thấy khó chịu, có phản ứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay... thì nên ngừng ăn và hỏi ý kiến bác sĩ ngay nhé.
Ăn rong nho vừa phải
Rong nho tuy tốt nhưng nó không thể ăn quá nhiều trong một lần ăn, cũng không nên tiêu thụ liên tục trong thời gian dài. Việc ăn rong nho vừa phải cũng là chìa khóa để bạn hấp thu dưỡng chất và nhận được nhiều lợi ích từ thực phẩm bổ dưỡng này.