Khám Phá Các Dưỡng Chất Có Trong Cà Chua. Ăn Cà Chua Tốt Không?
Cà chua là một thực phẩm không chỉ ngon mà còn giàu dưỡng chất, bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm các dưỡng chất và lợi ích của cà chua.
Khám phá các dưỡng chất có trong cà chua
Cà chua là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi, đặc biệt có lượng nước dồi dào tới 95%, và phần còn lại là carbohydrate và chất xơ chiếm 5%. Với 100g cà chua tươi giúp bổ sung:
- Năng lượng 18 calo
- Protein 0,9g
- Carbs 3.9g
- Chất xơ 1,2g
- Đường 2,6g
- Chất béo ( lipid) 0,2g
Cụ thể bao gồm:
Chất xơ
Mỗi quả cà chua cung cấp khoảng 1.5g chất xơ, đặc biệt chứa tới khoảng 87% là chất xơ không hòa tan. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Folate
Đây là dưỡng chất quan trọng mà phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ, folate rất cần thiết cho quá trình phát triển của mô tế bào và giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Carbohydrate
Thành phần carbohydrate trong cà chua chủ yếu đến từ các loại đường đơn như glucose và fructose, chiếm hơn 70% tổng lượng carbohydrate.
Các loại vitamin và khoáng chất
Cà chua cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và nhiều chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể, bao gồm vitamin A, vitamin nhóm B ( vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9) vitamin C, vitamin K, kali, đồng, magiê, canxi, phốt pho, mangan...
Lycopene
Cà chua còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, tuy nhiên hàm lượng này có thể thay đổi tùy vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất trồng.
Chất chống oxy hóa lycopene là sắc tố đỏ, có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Naringenin
Đây là một hợp chất flavonoid, thành phần này được phát hiện nhiều trong vỏ cà chua, đã được chứng minh có khả năng giảm viêm và bảo vệ ruột khỏi các bệnh lý liên quan.
Chất diệp lục và carotenoid
Những chất này tạo nên màu sắc nổi bật của cà chua. Khi cà chua chín, diệp lục màu xanh sẽ chuyển hóa thành carotenoid, làm cho quả có màu đỏ.
Hầu hết các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa trong cà chua đều mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Beta carotene
Beta-carotene là một tiền chất của vitamin A, những thực phẩm màu vàng và cam như cà rốt, cà chua, khoai lang... có hàm lượng beta carotene này rất cao, khi chúng ta tiêu thụ các thực phẩm này cơ thể sẽ chuyển đổi chúng thành vitamin A.
Axit chlorogenic
Chất này có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp.
Lợi ích của cà chua
Cà chua không chỉ là một thực phẩm có thể chế biến nhiều đồ ăn và thức uống ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng phong phú mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của cà chua:
Giúp làm đẹp da
Cà chua là một trong những thực phẩm được ưa chuộng trong làm đẹp nhờ nó có nhiều lycopene và các hợp chất thực vật giúp dưỡng da, giảm cháy nắng và khô da. Một nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ 40g bột cà chua kết hợp với dầu oliu mỗi ngày trong 10 tuần có thể giảm nguy cơ bị cháy nắng đến 40% so với những người không sử dụng cà chua.
Với nhiều dưỡng chất quý giá, cà chua thực sự là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.
Chống oxy hóa
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn cà chua thường xuyên, nhờ có hàm lượng lycopene cao có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể khỏicác gốc tự do gây tổn thương. Hơn nữa, hợp chất carotenoid trong cà chua còn có lợi cho nữ giới.
Tốt cho tim mạch
Cà chua có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ bị các vấn đề như đột quỵ và đau tim. Một số nghiên cứu cũng cho biết, cà chua còn có tác dụng kiểm soát cholesterol xấu, nhờ vậy mà nó có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim và mạch máu.
Ngoài ra, cà chua còn chống viêm và giảm căng thẳng oxy hóa, góp phần bảo vệ tim mạch một cách hiệu quả.
Có nên ăn hạt cà chua không?
Nhiều người cho rằng hạt cà chua cũng tương tự hạt ổi, khi ăn nhiều có thể khiến bạn bị táo bón, viêm ruột thừa, hoặc hội chứng ruột kích thích... nhất là đối với trẻ.
Trong các nghiên cứu lại cho thấy hạt cà chua không chỉ an toàn khi ăn mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Hạt cà chua có thể hỗ trợ xương phát triển và cải thiện thị lực. Hơn nữa, hạt cà chua nhỏ hơn nhiều so với hạt ổi, cũng mềm hơn và dễ tiêu hóa hơn, không gây táo bón như nhiều người lo ngại.
Khi chế biến các món ăn hay nước uống có cà chua, bạn không cần phải bỏ hạt. Chỉ cần loại bỏ phần cuống và lá là đủ. Đối với món ăn cho trẻ em, bạn có thể cho trẻ ăn hoặc bỏ hạt, tùy vào độ tuổi và sở thích của trẻ.
Vậy nên, hạt cà chua hoàn toàn có thể ăn được và không cần phải loại bỏ khi chế biến.