Uống Nước Lá Sen Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Uống Nước Lá Sen
Nước lá sen có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Uống nước lá sen có tốt không?
Cây sen không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn được biết đến như một loại thảo dược. Từ thời xa xưa, các bộ phận của cây sen như hoa sen, hạt sen, củ sen và lá đều được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ ẩm thực đến y học. Đặc biệt, lá sen (hay còn gọi là liên diệp) từ lâu đã được Đông y xem như một vị thuốc tự nhiên chữa trị nhiều bệnh lý. Theo quan điểm Y học cổ truyền, thời điểm lá sen có dược tính tốt nhất là khi cây bắt đầu nở hoa. Sau khi thu hái, lá sen mang đi rửa sạch, phơi khô và cắt nhỏ là có thể dùng để pha trà hoặc nấu nước.
Trong Đông y, lá sen có vị đắng, tính bình, được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đau bụng, tiêu chảy, cảm nắng, mất ngủ và xuất huyết. Ngày nay, y học hiện đại đã phát hiện thêm nhiều thành phần hóa học như:
Bù đắp nước
Nước lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa và kali, giúp bù nước nhanh chóng và hỗ trợ điều trị tiêu chảy một cách hiệu quả.
Khi bị tiêu chảy, bạn sẽ bị thiếu hụt điện giải và nước, mà trong lá sen với hàm lượng cao kali và natri giúp bù điện giải, natri giúp cơ thể giảm nguy cơ mất nước. Do đó, nếu bạn bị tiêu chảy, uống nước lá sen cũng là một cách để giảm mất nước và mất cân bằng điện giải.
Thanh nhiệt, giải độc và giảm căng thẳng
Lá sen giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thải độc gan, chống vi rút và bảo vệ lá gan, nhờ trong lá sen chứa các thành phần như quercetin và flavonoid.
Hơn nữa, nước lá sen với hàm lượng pyridoxine, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau đầu, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chống oxy hóa
Trong lá sen có thành phần flavonoid, hoạt chất này có khả năng hạn chế các phản ứng oxy hóa, giúp đẩy lùi quá trình thoái hóa tế bào, từ đó góp phần phòng ngừa nhiều bệnh tật và giúp cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, nước lá sen giúp bạn kéo dài trạng thái no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể. Điều này rất hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng, giúp giảm cân một cách tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải kết hợp với việc ăn uống và tập luyện khoa học.
Giảm mỡ máu
Alkaloids và flavonoid có trong lá sen có tác dụng chống lại sự hình thành của các gốc tự do và quá trình peroxy hóa lipid, từ đó giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Đồng thời, nước lá sen còn giúp ngừa một số bệnh lý như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, và nhồi máu cơ tim...
Kháng viêm, trị mụn
Nước lá sen giúp kháng khuẩn và chống viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm mẩn ngứa, giảm viêm mụn nhọt. Vitamin A còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.
Giảm sưng đau, đỏ mắt
Lá sen còn có khả năng sát khuẩn, nhờ nó chứa flavonoid và tanin, giúp chống viêm, giảm sưng đỏ và đau mắt. Ngoài ra, vitamin C còn giúp củng cố miễn dịch và ngừa viêm nhiễm.
Ngăn hấp thu chất béo và tinh bột
Một số hoạt chất trong nước lá sen có khả năng ức chế enzyme tiêu hóa, giúp giảm quá trình hấp thu tinh bột và chất béo. Đồng thời, chúng còn kích thích quá trình phân hủy mô mỡ, chuyển hóa chất béo thành năng lượng, từ đó giúp cơ thể duy trì cân nặng ổn định.
Nước lá sen cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, cũng như đúng đối tượng mới mang lại lợi ích tối đa.
Ai không nên uống nước lá sen?
Dưới đây là những nhóm người không phù hợp để uống nước lá sen:
- Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú: Lá sen có tính hàn và giúp thanh nhiệt, không phù hợp cho mẹ bầu. Uống nước lá sen còn tăng hoạt động của nhu động ruột, nếu ai đang bị gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa sẽ làm nặng thêm tình trạng này. Nó còn có thể kích thích dạ con, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Phụ nữ trong kỳ đèn đỏ: Trong giai đoạn này chị em sẽ bị mất máu và giảm khí huyết, nên dễ bị lạnh. Mà nước lá sen lại có tình hàn, nên không phù hợp ky đang trong kỳ kinh nguyệt
- Người có cơ địa hàn lạnh: Những người này không nên uống nước lá sen vì dễ gây tim đập nhanh, mất ngủ. Đặc biệt, uống trong một thời gian dài còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý
- Người ốm yếu: Người ốm yếu, suy dinh dưỡng hoặc mới ốm dậy không nên uống nước lá sen
- Người bị huyết áp thấp: Nước lá sen giúp hạ huyết áp, không phù hợp với người bị huyết áp thấp.
Khi uống nước lá sen cần lưu ý điều gì?
Nước lá sen mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng nước lá sen. Ngoài cân nhắc mình có uống được lá sen hay không, thì bạn cần lưu ý thêm một số điều khi uống nước lá sen để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Thời điểm vàng uống nước lá sen
Thời gian uống lý tưởng là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 60 phút, thời điểm này sẽ giúp bạn tránh tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hóa. Đối với người đang giảm cân, nên uống nước lá sen trước bữa ăn để tăng cảm giác no, giúp hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ trong bữa ăn, từ đó giúp bạn giảm cân một cách tự nhiên.
Liều lượng hợp lý
Mỗi ngày, chỉ nên tiêu thụ tối đa 500ml nước lá sen, bạn cũng nên chia thành nhiều lần uống nhỏ trong ngày để cơ thể hấp thụ tốt nhất mà không gây quá tải. Bạn cũng cần bổ sung đủ lượng nước lọc cơ thể cần.
Chế biến phù hợp
Bạn có thể sử dụng lá sen tươi hoặc khô để pha nước uống hay pha trà. Vì lá sen chỉ mang lại nhiều dược tính nhất khi cây sen nở hoa, mà thông thường trong năm nó chỉ nở rộ vào 1 mùa, vì vậy, bạn hãy hái lá sen vào thời điểm này và chế biến thành lá sen khô để bảo quản và sử dụng.
Có thể kết hợp với nguyên liệu khác
Nếu bạn mới tập uống nước lá sen, bạn có thể cảm thấy nó không dễ uống, nhưng uống như vậy là điều tốt nhất. Nhưng bạn có thể thêm một chút đường phèn hoặc quế, để cải thiện hương vị. Điều này cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của lá sen. Tuy nhiên bạn cần thêm một lượng nhỏ thôi nhé.
Cảnh giác với ngộ độc
Mặc dù không phổ biến, nhưng vẫn có người bị ngộ độc khi tiêu thụ quá nhiều nước lá sen. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm tê môi, nôn nao, tay chân lạnh, da tái xanh, vã mồ hôi,nhịp tim không đều, huyết áp giảm và tiêu chảy... Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn cần ngừng sử dụng ngay và đi khám bác sĩ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Khi bạn muốn bổ sung nước lá sen vào thực đơn ăn uống của mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt khi bạn có vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên chọn lá sen tươi, sạch để đảm bảo chất lượng khi dùng.