Vết Thương Hở Ăn Rong Biển Được Không? Cần Lưu Ý Gì?
Khi có vết thương hở có ăn rong biển được không? Là một thắc mắc của nhiều người. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn, cùng tìm hiểu nhé.
Vết thương hở ăn rong biển được không?
Khi bạn đang cơ vết thương, thì ngoài chăm sóc kỹ thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để hồi phục vết thương. Một chế độ ăn giàu dưỡng chất như chất đạm, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Ngược lại, nếu bạn tiêu thụ nhiều món ăn cay nóng hoặc gây kích ứng có thể làm vết thương nặng hơn và chậm lành. Các thực phẩm nên tránh bao gồm thịt gà, thịt bò, hải sản hay gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét...
Rong biển có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là nó còn giúp lành vết thương. Thực phẩm này có hàm lượng cao chất đạm thực vật, sắt, vitamin K và một ít vitamin A, vitamin C. Các dưỡng chất này đều hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tái tạo tế bào mới, qua đó hỗ trợ vết thương lành.
Một nghiên cứu vào năm 2011 cho biết, những con chuột bị thương được cho ăn rong biển thì vết thương được làm lành lên tới 100% sau 15 ngày. Trong khi đó, những con chuột không ăn rong biển chỉ phục hồi được 50%. Điều này cũng cho thấy sự khả quan khi vết thương hở có thể ăn rong biển để giúp vết thương mau lành hơn.
Tuy nhiên, như với bất kỳ thực phẩm nào, điều độ và cân nhắc về cơ địa cá nhân luôn là điều quan trọng.
Rong biển có lợi ích gì cho vết thương hở?
Rong biển là một thực phẩm giàu dưỡng chất, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng thiết yếu. Giá trị dinh dưỡng trong rong biển thì còn thay đổi tùy thuộc vào loại rong biển và môi trường sinh trưởng, nhưng nhìn chung, nó là nguồn cung cấp đa dạng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Giàu dưỡng chất
Trong 100g rong biển chứa nhiều dưỡng chất như:
- Carbohydrate: 10g
- Chất đạm: 2g
- Chất béo: 1g
Khoáng chất và vitamin:
- 65% RDI i ốt
- 60% RDI canxi
- 50% RDI vitamin B9
- 80% RDI vitamin K
- 70% RDI mangan
- 180% RDI magie
- 70% RDI natri
- 45% RDI kali
- 20% RDI sắt
Ngoài ra, rong biển còn chứa omega-3, omega-6, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, phốt pho, choline, và đặc biệt là polysaccharide sulfate (sPS) rất tốt cho sức khỏe.
Thúc đẩy quá trình phục hồi
Rong biển chứa hàm lượng vitamin nhóm B và iốt dồi dào, nó giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, giúp cơ quan này hoạt động ổn định, tăng cường hoạt động trao đổi chất. Nhờ vậy mà cơ thể được cung cấp thêm năng lượng, xoa dịu mệt mỏi và giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. Không những vậy, nó còn giúp củng cố miễn dịch.
Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
Rong biển chứa nhiều chất chống oxy hóa như kẽm, selen, beta-carotene, vitamin C, vitamin E và flavonoid. Các chất này đều rất có lợi cho những người sau phẫu thuật hoặc có vết thương hở, nhờ:
- Thúc đẩy sản sinh tế bào miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
- Giảm tình trạng stress oxy hóa và viêm, giúp giúp vết thương hồi phục tốt hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ tự nhiên trong rong biển giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón mà người sau phẫu thuật thường gặp phải. Ngoài ra, polysaccharide sulfate tương tự như prebiotic, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất. Nhờ vậy mà rong biển có lợi cho người có vết thương hay sau khi phẩu thuật.
Giúp thư giãn cơ bắp
Rong biển chứa kali, canxi, magie và natri, những chất này đều có lợi và giúp cân bằng điện giải, thư giãn cơ bắp và giảm nguy cơ bị chuột rút. Trong khi đó, sắt và vitamin B9 ( folate) lại kích thích quá trình sản sinh hồng cầu, giúp vết thương nhanh lành. Hơn nữa vitamin và khoáng chất cũng giúp bảo vệ và hồi phục sức khỏe tổng thể.
Có vết thương hở ăn rong biển cần lưu ý
Mặc dù rong biển rất tốt cho sức khỏe, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Có thể tích tụ kim loại nặng
Rong biển do sống ở môi trường biển, nên có thể chứa các kim loại nặng như cadimi, thủy ngân, và chì, đặc biệt là những loại rong biển không có nguồn gốc xuất xứ hay sống ở môi trường ô nhiễm. Tiêu thụ nhiều sẽ dẫn đến tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, về lâu về dài nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
Gây dư thừa lượng i ốt
Rong biển là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, nhưng nó cũng có hàm lượng i-ốt cao. Vì vậy, khi ăn thì bạn rong biển chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ dư thừa i-ốt, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp, gây ra những vấn đề về sức khỏe như phù nề ở cổ và tăng cân.
Những người không nên ăn rong biển
Những ai có vấn đề về cường giáp, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh ăn rong biển, vừa phòng ngừa nguy cơ dư thừa i-ốt và rối loạn chuyển hóa, vừa tránh làm bệnh nặng hơn.Ngoài ra, người có cơ địa lạnh, bụng yếu cũng có thể bị tiêu chảy nếu ăn nhiều thực phẩm nay.
Người bị ứng rong biển hoặc hải sản, đang bị mụn cũng không nên ăn rong biển để không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi ăn rong biển
Rong biển là thực phẩn quen thuộc, nhưng khi dùng bạn cũng cần sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi ăn rong biển:
Ăn vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều
Rong biển chứa hàm lượng i-ốt cao, nên có thể làm thùa i ốt trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe.
- Mỗi ngày trẻ em từ 1-8 tuổi cần khoảng 0,09mg i-ốt
- Mỗi ngày bà bầu, phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 0,22 - 0,27mg i ốt
Mà trong 100g rong biển có khoảng 1 - 1,8mg i ốt ( có thể thay đổi tùy loại rong biển), do đó, bạn cần ăn vừa phải, đặc biệt khi đã sử dụng các thực phẩm giàu i-ốt khác trong bữa ăn. Cần cân bằng lượng i ốt mà cơ thể cần.
Chọn mua rong biển chất lượng
Rong biển có thể bị nhiễm kim loại nặng (như chì, thủy ngân) từ môi trường biển bị ô nhiễm. Vì vậy, bạn nên mua rong biển ở các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Hãy ưu tiên các sản phẩm có chứng nhận an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn.
Tránh ăn rong biển nếu bị dị ứng, có cơ địa nhạy cảm
Rong biển có thể gây dị ứng cho một số người, do đó người có cơ địa dị ứng với hải sản thì nên thận trọng, và nếu bạn đễ nhạy cảm thì cũng nên hạn chế món ăn này để tránh bị các tác dụng phụ không mong muốn.
Chế biến đúng cách
Bạn nên ngâm rong biển trong nước khoảng 5- 10 phút, sau đó sơ chế sạch sẽ mới mang đi chế biến. Ngoài ra, nếu bạn cần giảm muối trong bữa ăn của mình có thể chọn loại rong biển ít muối hoặc rửa kỹ trước khi chế biến.
Rong biển cũng mỏng và nhanh chín, nên bạn có thể thêm nó vào công đoạn sau cùng, nấu 5- 10 phút là chín rồi. Bạn không nên nấu rong biển quá lấu và quá kỹ có thể làm mất dinh dưỡng, hay làm cho rong biển mềm nhũn, không ngon.
Kết hợp cùng thực phẩm khác
Rong biển chứa nhiều khoáng chất và vitamin, nhưng không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, bạn nên kết hợp với các thực phẩm khác như thịt, trứng, đậu phụ để cân bằng chế độ ăn. Ngoài ra, không nên ăn rong biển liên tục, thay vào đó bạn hãy có một thực đơn ăn uống khoa học và đa dạng.
Đối tượng cần cẩn thận khi ăn rong biển
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị cường giáp... là những đối tượng không nên ăn rong biển, ngoài ra hồng, trà, trái cây ngâm chua, huyết lợn, cam thảo cũng không nên kết cùng rong biển.
Rong biển là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích, bạn cần ăn với lượng hợp lý và ăn đúng cách.