Nên chọn bạch yến, hồng yến hay huyết yến? Loại yến sào nào tốt nhất?
Bạch yến, hồng yến hay huyết yến đều là sản phẩm được tạo ra từ nước bọt chim yến, 3 loại yến sào này đều rất bổ dưỡng.
Yến sào là gì?
Yến sào hay còn gọi là tổ yến, có tên như vậy do chiếc tổ đó được làm từ nước bọt của chim yến, một loài chim sống thủy chung với một bạn đời và phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... trong đó có Việt Nam. Tổ của loài chim này được gọi là tổ yến, đây là một loại thực phẩm được coi là một loại thực phẩm cao cấp với nhiều giá trị dinh dưỡng và được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe và làm đẹp da.
Tổ yến có nhiều loại khác nhau mà giá trị dinh dưỡng và màu sắc cũng thay đổi, kích thước từ nhỏ đến lớn tùy thuộc vào loại yến sào. Tổ chim yến được coi là một trong những sản phẩm dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và cải thiện vóc dáng.
Yến sào được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, thường dùng để chế biến các món ăn bổ dưỡng như súp yến, cháo yến, nước yến hay được sử dụng làm nguyên liệu trong mỹ phẩm và thuốc tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế cao và khó khai thác, nên tổ yến tự nhiên cũng là một sản phẩm được sản xuất giả, khiến người tiêu dùng phải cẩn trọng khi mua.
Quá trình xây dựng tổ yến sào của chim yến rất công phu và mất thời gian, do đó tổ yến sào tự nhiên trở thành một nguyên liệu đắt đỏ và có giá trị cao trên thị trường. Hiện nay, mô hình nuôi yến nhân tạo được nhân rộng, vì vậy việc tìm mua yến cũng dễ dàng hơn và giá cá cũng phải chăng hơn so với loại yến sào tự nhiên.
Thành phần dinh dưỡng của yến sào
Yến sào chứa nhiều dưỡng chất và nhiều lợi ích cho sức khỏe, có các chất vi lượng và đa lượng, trong tổ yến có 31 nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi,... một số loại đường tốt cho cơ thể và 18 loại axit amin bao gồm: Phenylalanine, Glycine, Cysteine, Alanine, Methionine, Sialic, Arginine, Methionine, Leucine, Acid Glutamic, Histidine, Tyrosine, Valine, Isoleucine, Proline, Aspartic, Serine, Threonine., các vi chất như Brom, Magan...trong đó nổi bật như:
- Chứa 20-30% carbohydrates, trong đó có Galactose: 16.9%, fucose 0.7%: Có công dụng phát triển tế bào liên lạc và não bộ
- 0% chất béo
- 50- 60 % protein: Protein là chất rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng, tạo năng lượng cho cơ thể, tái tạo và phát triển các mô, nâng cao đề kháng...
- 18 loại axit amin: Có lợi cho hệ thần kinh, thận và gan, giúp nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin và canxi, các axit amin thiết yếu cho cơ thể bao gồm: Phenylalanine, Glycine, Cysteine, Alanine, Methionine, Sialic, Arginine, Methionine, Leucine, Acid Glutamic, Histidine, Tyrosine, Valine, Isoleucine, Proline, Aspartic, Serine, Threonine.
- Carbohydrate và khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất
- Chứa các nguyên tố quý hiếm như Selenium, Cromium...
- 31 vi khoáng chất như mangan, canxi, kẽm, đồng, sắt, selen... là những chất giúp kích thích tiêu hóa, có tác dụng tích cực với trí nhờ và thần kinh
- Glucosamine có lợi cho xương khớp
- 5,27% proline, 4,69% axit aspartic giúp tái tạo tế bào
- 8,6% tyrosine, axit syalic giúp loại bỏ độc tố, giúp phục hồi tế bào máu...
- 4,5% cysteine, phenylalanine giúp cơ thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt tời tốt hơn, cải thiện trí nhớ...
Bạch yến là gì?
Tổ yến trắng còn được gọi là bạch yến, là loại yến sào chiếm 90% sản lượng ở trên thị trường, yến trắng có màu trắng hay trắng ngà, là loại yến có giá thành rẻ hơn so với yến huyết và hồng yến.
Tổ yến được làm ra từ nước bọt của chim yến kết thành. Đây là một loài chim cỡ nhỏ, sống chủ yếu trên các vách đá dựng đứng, hoặc các hang động ở các vùng núi cao hay biển đảo. Tuy nhiên, yến trắng này hiện nay được nuôi trong các nhà chuyên dụng rất nhiều, nên số lượng khai thác được nhiều hơn so với loại sống tự nhiên nên giá cũng mềm hơn.
Sau khi được thu hoạch, tổ yến được sử dụng trong nhiều món ăn và là một nguyên liệu quý trong y học truyền thống, được cho là có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Có mấy loại tổ yến trắng?
Tổ yến trắng có 3 loại chính:
1. Tổ yến trắng tinh chế
- Tổ yến trắng tinh chế là các tổ yến được xử lý và ngâm nước, sau đó làm khuôn tai yến sau đó sấy khô, vì loại này thường vị gãy, nứt, vỡ trong quá trình khai thác. Hình dáng thì yến trắng tinh tế cũng khá giống yến thô, vì được ép khuôn, yến có màu trắng đục và trọng lượng cũng nhẹ hơn và xốp hơn.
2. Tổ yến trắng rút lông
- Tổ yến trắng rút lông là loại cao cấp nhất cũng như có giá cao nhất. Là loại được tuyển chọn từ các tổ yến đẹp, chất lượng nhất, sau đó sẽ được các người thợ có tay nghề cao, tỉ mỉ rút hết lông của chim yến ra. Bằng cách phun sương tạo ẩm này thì không phải ngâm yến, nên tổ yến vẫn nguyên vẹn như ban đầu.
3. Tổ yến trắng thô
- Tổ yến trắng thô là một loại tổ yến được coi là tốt nhất, nguyên chất so với các loại tổ yến khác. Tổ yến trắng sau khi được khai thác, không qua quá trình làm sạch hoặc xử lý nên còn dính lông của chim yến và các bụi bẩn hay tạp chất.
- Tổ yến trắng thô có những sợi yến kết dính kít với nhau, còn dính lông, tổ mỏng nhưng cầm nặng tay, thường có màu ngả vàng hay trắng ngà, khi cầm ngửi thì có mùi tanh đặc trưng của yến.
Hồng yến là gì?
Yến cam hay còn được gọi là yến hồng hay hồng yến, thuộc dòng yến quý hiếm. Yến cam có màu sắc nổi bật, thường có màu cam hoặc hồng phớt, khác với yến trắng ( bạch yến), loại yến này khá phổ biến.
Yến cam có thể có nhiều màu sắc từ màu cam, màu vàng, màu hồng và đôi khi có màu giống lòng đỏ trứng gà. Lý do yến cam có màu sắc đặc biệt và thay đổi như vậy tùy thuộc vào quá trình lên men của nước bọt chim yến và yếu tố môi trường.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, yến cam còn được coi là một mặt hàng cao cấp, với giá thành cao do quá trình thu hoạch khá phức tạp. Nó thường có ở những đảo xa, số lượng ít. Quá trình thu hoạch cũng khó khăn và vất vả. Vì vậy, đó cũng chính là lý do yến cam có giá trị cao hơn và giá thành cao hơn yến trắng rất nhiều.
Yến cam thường được sử dụng làm quà biếu trong các dịp đặc biệt hoặc dùng để chăm sóc sức khỏe.
Huyết yến là gì?
Yến huyết là loại yến có màu đỏ nên cũng có tên gọi là yến đỏ, là loại yến quý hiếm. Những tổ yến này thường được tìm thấy ở các vách đá cao hay ở hang động ở biển đảo, Yến huyết được tìm thấy lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngày trước, người ta cho rằng sỡ dĩ tổ yến huyết có màu đỏ là do máu trộn lẫn với nước bọt của chim yến khi nó xây tổ.
Vậy nhưng, thực chất yến huyết có màu đỏ hoàn toàn không phải do máu. Màu đỏ yến huyết hay màu sắc của các loại tổ yến tự nhiên thường là do môi trường yến sinh sống và làm tổ. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng tổ yến màu đỏ do thiên nhiên tác động, quá trình lên men, oxy hóa của nước bọt chim yến khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Tổ yến không mỗi chỉ có màu đỏ mà nó còn có màu trắng, màu hồng,...Với quá trình lên men tự nhiên vì vậy thành phần dinh dưỡng của yến huyết cao hơn so với các loại yến trắng thông thường.
Lý do giá dinh dưỡng của tổ yến huyết lại cao nhất
Tổ yến hiện nay theo màu sắc có thể được chia làm 3 loại chính:
- Tổ yến trắng
- Tổ yến hồng
- Tổ yến huyết ( giá thành và giá trị dinh dưỡng cao nhất)
Trong 3 loại tổ yến này, sản lượng tổ yến trắng hay bạch yến là cao nhất chiếm tới 90% sản lượng trên thị trường, nên giá thành cũng rất hợp lý.
Còn yến huyết và hồng yến chỉ chiếm 10%, vì tổ yến huyết thường được chim yến xây dựng ở cách núi cao, và khai thác cũng hạn chế 1 năm/ lần.
Cụ thể hơn, thành phần sắt của yến huyết là cao nhất, ngoài ra các chất dinh dưỡng khác cũng cao hơn, sản lượng ít hơn, khó khai thác hơn so với 2 loại trên. Nên cũng dễ hiểu vì sao nó lại quý hiếm và giá cao như vậy.
Liều lượng ăn yến sào phù hợp với từng đối tượng
Mặc dù biết yến sào có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm ăn quá nhiều, Yến sào mang lại lợi ích tốt nhất khi ăn đúng cách và liều lượng phù hợp.
Liều lượng sử dụng yến sào còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe:
- Trẻ em từ 1 - 3 tuổi có thể dùng 1 - 2gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em từ 3 - 10 tuổi có thể dùng 2 - 3gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em 10 tuổi trở lên dùng 3gr/ngày và có thể dùng mỗi ngày
- Người lớn tuổi muốn bồi bổ sức khỏe có thể dùng 1,5 - 2gr/ngày, có thể dùng mỗi ngày
- Người đau ốm có thể dùng 5g/ngày
- Người có sức khỏe bình thường 5g/ngày, dùng 2 lần/tuần
Lưu ý:
- Cần mua yến sào ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng
- Cần ăn yến điều độ và đúng liều lượng
- Không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu
- Không lạm dụng ăn quá nhiều
- Hạn chế sử dụng đường khi nấu yến sào. Nếu có thể bạn nên ăn nguyên chất không cần thêm đường hoặc dùng táo khô để tạo vị ngọt.
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn nên được bác sĩ tư vấn, để bổ sung yến sào đúng liều lượng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi nấu yến sào cần lưu ý những gì?
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng yến sào mà bạn cần nắm rõ:
1. Khi sơ chế yến sào
Sơ chế yến sào rất đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý:
- Khi ngâm yến sào chỉ nên dùng nước ấm, không dùng nước nóng sẽ làm mất dinh dưỡng của yến
- Nên rửa nhẹ để sợi yến không bị nát
- Không nên ngâm yến quá 40 phút
- Nên dùng nhíp để nhặt tạp chất, lông sẽ dễ hơn.
- Nên dùng rây inox sẽ tiện hơn khi làm sạch yến.
2. Khi nấu yến sào
- Không chưng yến sào quá lâu sẽ làm hao hụt các dưỡng chất trong yến
- Khi nấu yến làm chè, các món ăn,...thì nên cho yến sào vào sau cùng, sau đó chỉ đun nhỏ lửa không quá 15 phút.
- Nên chưng yến sào khoảng 10-15 phút
- Hạn chế bỏ nhiều đường, nên dùng long nhãn, táo đỏ thay thế đường.
3. Khi bảo quản yến sào
Yến sào có hạn sử dụng khác nhau, vì vậy, cần lưu trữ nó ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp, không nên bảo quản yến sào ở nơi quá kín sẽ dễ làm yến bị hư. Đồng thời, nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có hiện tượng mốc hay hư hỏng.
Để bảo quản yến được lâu bạn có thể:
- Yến sào khô có loại hạn sử dụng tới 5 năm, tuy nhiên tùy loại mà hạn sử dụng có thể chênh lệch ít nhiều, bạn chỉ nên sử dụng dưới 3 năm để đảm bảo chất lượng
- Yến sào tươi nên ăn ngay, hoặc có thể bỏ vào tủ lạnh có thể bảo quản được khoảng 1 tuần
- Yến được nấu chín nên ăn ngay, hoặc có thể bảo quản dưới 2 ngày trong tủ lạnh.
- Nếu yến sào có dấu hiệu mốc, sợi yến đen thì nên bỏ, vì khả năng yến đã bị hư.
Cách làm yến chưng gừng và hạt sen
Hạt sen là một thực phẩm rất có lợi cho giấc ngủ, giảm căng thẳng...bạn có thể kết hợp hạt sen cùng yến và gừng để tạo ra món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- 5g tổ yến tinh chế hoặc tổ yến thô
- 10g hạt sen
- 5g đường phèn
- 2 lát gừng tươi cắt sợi
- Nồi chưng chuyên dụng
- Nước tinh khiết
Cách làm yến chưng gừng và mật ong:
- Cho yến tinh chế vào tô đổ nước sạch vào ngâm khoảng 30 phút, chờ cho yến nở đều, thì vớt để ráo. Còn đối với yến thô, thi bạn ngâm với nước 30 - 60 phút ( có thể ngâm lâu hơn tùy loai yến dày và cứng), yến nở thì đổ phần nước đó, cho phần nước sạch khác vào, dùng nhíp hoặc tay nhặt sạch hết các tạp chất, lông, rửa sạch lại và để ráo
- Hạt sen tươi bóc sạch vỏ ngoài, bỏ tâm sen, rửa sạch sau đó cho vào nồi hầm chín, còn nếu bạn dùng hạt sen khô thì cũng làm tương tự cho hạt sen khô vào nước ngâm 1 tiếng, sau đó bỏ tâm sen và hầm chín hạt sen thì vớt ra
- Cho yến và hạt sen vào thố chưng, cho nước vào ngập yến
- Cho lên nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút
- Cho đường phèn và gừng cắt sợi vào phần yến đang chưng
- Chưng thêm 5 phút thì tắt bếp, cho yến ra
- Thưởng thức, có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy ý.
Yến chưng bảo quản được mấy ngày?
Thời gian của yến chưng còn tùy thuộc vào cách bảo quản cũng như món yến bạn làm, nếu bảo quản sai cách thì không để được lâu, thậm chí còn có thể làm hỏng món yến hay hao hụt dưỡng chất.
- Yến chưng bảo quản tối đa 1 tuần trong nhiệt độ 2-5 độ C
- Yến chưng bảo quản tối đa 1 tuần ( nếu bảo quản tốt có thể trong 10 ngày) khi cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Yến có thể bảo quản tối đa 3 tháng nếu cho vào ngăn đông
Tốt nhất thì bạn chỉ nên chưng đủ số lượng dùng trong ngày, còn nếu bạn là người bận rộn, muốn chưng dùng cho cả tuần thì bạn cũng có thể chưng yến, sau đó cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản được trong 7 ngày.
Bảo quản yến sào thông thường bạn có thể lưu ý:
- Yến sào chỉ cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hay nơi nhiệt độ cao, tránh nơi ẩm ướt khoảng 2- 3 năm
- Yến sào tươi bảo quản trong túi zip hay hộp thủy tinh có nắp đậy kín, cho vào tủ lạnh, có thể dùng được trong vòng vài tháng
- Yến sào sau khi chế biến chỉ dùng dưới 7 ngày ( đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh), nếu để yến quá 7 ngày có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng...
Ngoài ra đối với phần yến chưa dùng tới bạn có thể:
- Yến đã ngâm nước nhưng làm sơ chế sạch lông: Bạn có thể đổ phần yến lọc qua rây sạch, để yến sao nước thì cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản yến khoảng 1 tuần
- Yến đã ngâm nhưng chưa chưng hết: Vẫn lọc yến qua rây sau đó để ráo, cho yến vào túi zip hoặc vào hũ thủy tinh đậy nắp kín và cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C, bạn có thể bảo quản yến khoảng 7 ngày.
Lời kết
Bạch yến, hồng yến và huyết yến đều là những loại yến sào có lợi cho sức khỏe, huyết yến là loại yến tốt nhất, tiếp đó đến hồng yến cuối cùng là bạch yến, Bạch yến được rất nhiều người ưa thích nhờ giá thành phải chăng, dễ dàng mua...
Bạn hãy bổ sung yến sào đúng cách và liều lượng phù hợp với nhu cầu bản thân để phát huy tác dụng của yến tốt nhất nhé!