
Củ Sen Kỵ Gì? Lưu Ý Khi Ăn Củ Sen
Củ sen là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng củ sen lại kỵ gan động vật, thực phẩm có tính hàn, đậu và những thực phẩm được làm từ đậu nành...
Thông tin về củ sen

Sen là loài thực vật thân thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 150 cm, tán ngang có thể lan rộng đến 3 mét. Phần rễ mọc sâu dưới bùn, hình trụ tròn, thường có màu trắng ngà đến nâu đỏ.
Lá sen hình tròn, nổi trên mặt nước, có kích thước lớn, đường kính lên đến 60 cm. Bề mặt lá có khả năng chống thấm nước tự nhiên, lõm như chiếc chén. Thân cây sen vươn lên mặt nước, dày và chắc, hoa sen cũng là một loài hoa lưỡng tính có hình elip thuôn hoặc hình trứng, đường kính dao động từ 10 đến 25 cm. Hoa có hương thơm nhẹ, thường nở vào ban ngày và khép lại vào buổi tối. Cánh hoa có màu trắng hoặc hồng phớt và xếp thành nhiều lớp nhìn rất đẹp.
Quả sen có hình dạng giống quả hạch, nhẵn, thuôn dài và chuyển màu nâu khi trưởng thành.
Trong Đông y, phần rễ của cây sen được gọi là liên ngẫu – tức là củ sen. Đây chính là bộ phận mọc sâu trong lớp bùn. Tên khoa học của nó là Rhizoma Nelumbinis. Củ sen là một nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn vừa là một vị thuốc.
Củ sen kỵ gì?
Củ sen mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng, có hàm lượng tinh bột cao (khoảng 70%), cùng các loại axit amin, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin PP, tyrosine, asparagin, glucose, arginine, trigonelin và khoáng chất... Tuy nhiên, củ sen cũng kỵ với một số thực phẩm như:
Không ăn củ sen cùng với đậu và thực phẩm từ đậu nành

Mặc dù đậu và các chế phẩm từ đậu nành rất giàu canxi, nhưng khi kết hợp với củ sen chứa nhiều xenlulozơ, sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, mà còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nên bạn không nên dùng chung chúng với nhau trong ngày để tránh lãng phí dinh dưỡng.
Không ăn củ sen với thực phẩm có tính hàn

Vì củ sen có tính mát, nên nấu bạn chế biến cùng lúc với các thực phẩm cũng có tính hàn như khổ qua, dưa keo, hải sản hay củ cải trắng..., sẽ dễ gây hiện tượng lạnh bụng, đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy, đặc biệt là với người có hệ tiêu hóa yếu.
Ngoài ra, do sống trong môi trường bùn nước, củ sen dễ bị nhiễm ấu trùng, sán lá gan hay ký sinh trùng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ưu tiên củ sen được trồng trong môi trường tiêu chuẩn, tránh dùng loại mọc hoang ở nơi nước bẩn. Khi chế biến, cần rửa kỹ và nấu chín kỹ rồi mới dùng.
Không ăn củ sen với gan động vật
Gan động vật (như gan heo, gà, vịt...) là nguồn bổ sung dồi dào các vi chất như sắt, kẽm, đồng. Trong khi đó, chất xơ và axit aldonic có trong củ sen có khả năng kết hợp với các khoáng chất này, tạo thành chất khó hấp thu. Nên nó sẽ khiến dưỡng chất bị hao hụt đáng kể.
Nếu muốn nấu canh cùng củ sen, bạn nên chọn sườn non, thịt nạc hoặc thịt gà để nấu cùng, vừa dễ tiêu hóa lại giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Củ sen cần tránh nấu với nội tạng động vật.
Những ai không nên ăn củ sen?
Có một số người sau không nên ăn củ sen như:
Không nên dùng dụng cụ kim loại

Củ sen chứa hàm lượng sắt tự nhiên có lợi cho máu. Tuy nhiên, nếu chế biến bằng chảo kim loại (đặc biệt là chảo sắt) có thể khiến củ sen bị chuyển màu thâm đen, mất đi độ ngon và giảm giá trị dinh dưỡng.
Để tránh việc này, khi nấu củ sen bạn nên dùng nồi sứ hay nồi thủy tinh, không chỉ giúp hương vị món ăn được giữ nguyên vẹn mà còn bảo toàn tối đa dưỡng chất. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các loại thực phẩm giàu sắt khác.
Người bị tiểu đường
Ngoài ra, do củ sen giàu tinh bột nên người tiểu đường không nên ăn nhiều. Vì nếu lạm dụng nó có thể làm lượng đường trong máu tăng, gây ra những rủi ro cho sức khỏe, vậy nên, nếu bạn muốn dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn củ sen để đảm bảo an toàn.
Người có tỳ vị yếu, lạnh bụng

Củ sen tươi có tính mát, giúp thanh nhiệt hiệu quả nên rất thích hợp với người có thể trạng nóng. Tuy nhiên, với những người có hệ tiêu hóa kém, hay bị tiêu chảy, lạnh bụng hoặc tỳ vị hư nhược thì việc ăn củ sen sống có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy nếu bạn là những người này thì không ăn củ sen sống.
Phụ nữ mang thai không ăn củ sen
Dù củ sen rất có lợi cho hầu hết mọi ngưòi, từ người già, trẻ em, người ốm yếu hoặc suy nhược cơ thể, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu dinh dưỡng... nhưng do đặc tính lạnh, nên phụ nữ mang thai nên tránh ăn củ sen, đặc biệt tuyệt đối không được ăn củ sen sống hoặc chưa nấu kỹ.
Người có vấn đề về tiêu hóa

Củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều chất xơ, chất là rất có lợi cho hệ tiêu hóa khi bạn ăn vừa đủ. Tuy nhiên, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn củ sen để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Cách chọn củ sen tươi ngon
Khi mua củ sen bạn nên mua những củ sen có đặc điểm như:
Chọn củ sen đầy đặn, chắc
Nên chọn củ sen có đốt to, ngắn, khi cầm có cảm giác chắc tay, củ sen cũng phải còn nguyên vẹn, không bị trầy xước hay dập úng, hư hỏng, nếu thấy củ sen không còn tươi, thì bạn không nên mua.
Vỏ củ sen
Nếu củ còn bùn bám ẩm thì thường và màu sắc tự nhiên thì bạn nên lựa chọn, nếu củ sen quá trắng thì có thể nó đã được làm sạch bằng hóa chất, nên bạn cần tránh mua. Ngoài ra, nên chọn củ sen có những lỗ khí lớn, thì nó sẽ ngon và chứa nhiều nước.
Chọn mua ở nơi uy tín
Bạn nên ưu tiên mua củ sen ở những địa chỉ đáng tin cậy, như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch,... nếu mua củ sen tươi, nên mua khi củ vừa được thu hoạch, còn nếu chọn củ sen khô, thì cần có nguồn gốc rõ ràng.