
Tác Hại Của Củ Sen. Giá Trị Dinh Dưỡng Của Củ Sen
Củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu bạn dùng sai cách và lạm dụng thì củ sen có thể gây ra các tác hại như dị ứng, tiêu chảy...
Giá trị dinh dưỡng của củ sen

Theo dữ liệu từ USDA, trong 100g củ sen có chứa những chất dinh dưỡng như:
- 86 calo
- 15,5g carbohydrate
- 3,1g chất xơ
- 2,6g chất béo
- 1,58g protein
- 166 mg natri
- 2,6g chất béo
- 0,2 mg vitamin B
- 27,4 mg vitamin C
- 0,5g đường
- Kali
- Mangan
- Đồng
- Sắt
- Phốt pho
- Kẽm
- Vitamin B1
- Vitamin B5
Đặc biệt của củ sen là không chứa cholesterol và có hàm lượng calo thấp. Nhưng lại chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Tác dụng của củ sen
Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, củ sen còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ có hàm lượng dưỡng chất phong phú. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của của sen:
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Dữ liệu từ nghiên cứu trên chuột cho thấy việc sử dụng chiết xuất từ củ sen giúp hạ đường huyết đáng kể, bao gồm cả chuột khỏe mạnh và chuột bị bệnh đái tháo đường. Theo đó, những nhà nghiên cứu cũng phát hiện được sự cải thiện về việc hấp thu glucose và tăng cường hoạt động của insulin. Nhờ vậy, củ sen được xem là thực phẩm có tiềm năng trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu cụ thể để chứng minh rõ điều này. Những người bị tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng củ sen.
Xoa dịu căng thẳng
Hàm lượng vitamin nhóm B, đặc biệt là pyridoxine, có tác dụng giúp làm dịu căng thẳng, giảm tình trạng đau đầu hay xóa tan cảm giác khó chịu. Đồng thời, các vitamin C và B trong củ sen cũng góp phần nuôi dưỡng làn da sáng khỏe và mái tóc chắc mượt.
Cải thiện chức năng gan

Một số nghiên cứu thực hiên trên động vật cho thấy, chiết xuất củ sen, đặc biệt khi kết hợp với taurine, có thể ngăn ngừa sự hình thành giọt mỡ thừa trong gan.
Còn trong một nghiên cứu dùng trên chuột lại cho biết, không thất tác dụng phụ của bột củ sen mang lại, mà khi dùng loại bột này nó còn giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu. Bên cạnh đó, củ sen lên men còn hỗ trợ gan đào thải độc tố, phục hồi tế bào gan tổn thương do uống rượu nhiều.
Tốt cho hệ tim mạch
Củ sen là nguồn kali tự nhiên, khoáng chất này đóng vai trò như một chất giúp làm giãn mạch, hạn chế tình trạng tắc nghẽn động mạch và giảm tỷ lệ đau tim. Bên cạnh đó, pyridoxine – một dạng vitamin B6 có trong củ sen giúp điều hòa homocysteine trong máu, góp phần bảo vệ sức khỏe của tim. Khi homocysteine trong cơ thể tăng hơn mức bình thường thì nó sẽ làm cho niêm mạc động mạch bị tổn hại, gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.
Bảo vệ dạ dày

Là thực phẩm có hàm lượng cao chất chống oxy hóa, củ sen giúp bảo vệ dạ dày và thức đẩy lớp chất nhầy ở dạ dày nhanh lành. Điều này đặc biệt hữu ích, vì nó giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày một cách tự nhiên.
Ngăn ngừa tăng cân
Một số chiết xuất từ củ sen đã cho thấy khả năng giảm khối lượng tế bào mỡ, kiểm soát cân nặng. Bằng cách hạn chế quá trình lipid tích tụ trong tế bào và giảm lượng cholesterol. Nhờ thế mà củ sen giúp duy trì cân nặng tốt hơn và giảm các vấn đề liên quan đến béo phì. Nếu đang muốn giảm cân, bạn cũng có thể thêm một ít củ sen vào thực đơn của mình.
Hỗ trợ giảm viêm

Củ sen lên men chứa axit linoleic, đây là một loại axit béo có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó góp phần làm giảm viêm trong cơ thể, cũng như giảm tỷ lệ mắc các bệnh viêm gan cấp và bệnh tự miễn dịch.
Hơn nữa, trong y học cổ truyền, củ sen được xem là có tác dụng chống viêm mạnh nhờ hàm lượng cao flavonoid và polyphenol - những chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình căng thẳng oxy hóa. Từ lợi ích này mà nó giúp làm dịu các phản ứng viêm và ngừa các vấn đề do viêm nhiễm gây ra.
Giảm các triệu chứng dị ứng
Các thành phần như vitamin C và polyphenol có trong củ sen giúp giảm lượng histamine trong máu chuột - là một trong các tác nhân gây nên phản ứng dị ứng. Nhờ đó, củ sen có thể làm dịu các biểu hiện như ngứa mũi chuột thí nghiệm và các phản ứng viêm liên quan.
Những người không nên ăn củ sen
Mặc dù củ sen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người không nên dùng củ sen. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Người bị tiểu đường

Ngoài ra, do củ sen giàu tinh bột nên người tiểu đường không nên ăn nhiều. Vì nếu lạm dụng nó có thể làm lượng đường trong máu tăng, gây ra những rủi ro cho sức khỏe, vậy nên, nếu bạn muốn dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn củ sen để đảm bảo an toàn.
Phụ nữ mang thai không ăn củ sen
Dù củ sen rất có lợi cho hầu hết mọi ngưòi, từ người già, trẻ em, người ốm yếu hoặc suy nhược cơ thể, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu dinh dưỡng... nhưng do đặc tính lạnh, nên phụ nữ mang thai nên tránh ăn củ sen, đặc biệt tuyệt đối không được ăn củ sen sống hoặc chưa nấu kỹ.
Không nên dùng dụng cụ kim loại

Củ sen chứa hàm lượng sắt tự nhiên có lợi cho máu. Tuy nhiên, nếu chế biến bằng chảo kim loại (đặc biệt là chảo sắt) có thể khiến củ sen bị chuyển màu thâm đen, mất đi độ ngon và giảm giá trị dinh dưỡng.
Để tránh việc này, khi nấu củ sen bạn nên dùng nồi sứ hay nồi thủy tinh, không chỉ giúp hương vị món ăn được giữ nguyên vẹn mà còn bảo toàn tối đa dưỡng chất. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các loại thực phẩm giàu sắt khác.
Người có tỳ vị yếu, lạnh bụng
Củ sen tươi có tính mát, giúp thanh nhiệt hiệu quả nên rất thích hợp với người có thể trạng nóng. Tuy nhiên, với những người có hệ tiêu hóa kém, hay bị tiêu chảy, lạnh bụng hoặc tỳ vị hư nhược thì việc ăn củ sen sống có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy nếu bạn là những người này thì không ăn củ sen sống.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều chất xơ, chất là rất có lợi cho hệ tiêu hóa khi bạn ăn vừa đủ. Tuy nhiên, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn củ sen để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Tác hại của củ sen
Củ sen nếu dùng sai cách, có thể có những tác hại như:
Gây hôi miệng, sốt, tiêu chảy và các vấn đề về gan
Củ sen cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tình trạng hôi miệng, tiêu chảy hoặc sốt, đồng thời nó cũng có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến gan. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng củ sen để đảm bảo an toàn.
Gây dị ứng
Tuy việc củ sen gây dị ứng khá ít gặp, những vẫn có trường hợp bị phản ứng dị ứng khi tiêu thụ củ sen. Cụ thể đã có bé gái tuổi khi dùng củ sen chiên đã bị dị ứng. Do đó, nếu bạn lần đầu ăn củ sen, hãy ăn một ít và theo dõi có thể, nếu không có vấn đề gì thì cứ ăn các món ăn từ củ sen bình thường, còn nếu bị dị ứng thì cần tránh.
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nếu ăn sống củ sen
Củ sen sinh trưởng trong môi trường bùn lầy, ở dưói đất, nên vốn dễ nhiễm vi sinh vật và ký sinh trùng. Nên việc bạn rửa nhiều lần cũng không thể loại bỏ ấu trùng có trên củ sen, nếu ăn sống củ sen, thì sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng.
Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cần chắc chắn củ sen đã được nấu chín hoàn toàn trước khi sử dụng, đồng thời chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sơ chế sạch sẽ.