Uống Nước Cam Khi Ăn Hải Sản Có Tốt Không?
Nước cam và hải sản đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, khi uống nước cam thì không nên ăn cùng hải sản và ngược lại.
Uống nước cam khi ăn hải sản có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam và hải sản không nên sử dụng cùng thời điểm, vì chúng kỵ nhau có thể gây ngộ độc hay dị ứng, do đó bạn không nên ăn hải sản chung với nước cam.
Hải sản như tôm, cua, mực,... đều là những nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn gia đình, các món ăn từ hải sản không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng chứa asen pentavenlent tương đối lớn. Khi ăn hải sản và uống nước cam, asen pentavenlent có thể chuyển hóa thành asen trioxide, đây là một có khả năng gây ngộ độc và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
Không dừng lại ở đó, uống nước cam khi ăn hải sản còn làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, bao gồm chất đạm, kẽm, canxi,.... Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn lợi ích từ nước cam hay các món ăn hải sản thì bạn nên tránh ăn hải sản và nước cam cùng nhau.
Nước cam không nên sử dụng chung với thực phẩm nào?
Mặc dù nước cam rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể sử dụng cùng nước cam. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần tránh ăn hay uống chung với nước cam:
Không dùng chung với củ cải
Củ cải trắng cũng là thực phẩm không nên dùng chung với nước cam, lý do là nước cam chứa flavonoid nếu uống chung với củ cải sẽ dẫn đến việc phân hủy trong đường ruột và hình thành nên axit hydroxy và axit ferulic, đây là 2 thành phần có thể tăng khả năng ức chế tuyến giáp của axit thioxanoic, điều này có thể tăng nguy cơ bướu cổ.
Không dùng khi bị viêm loét dạ dày
Người có vấn đề vê dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng cần tránh tiêu thụ nước cam, vì thức uống này có hàm lượng axit cao. Nước cam có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Không dùng chung với sữa
Sữa chứa chất đạm nếu uống cùng nước cam thì nó sẽ kết hợp với axit tartaric và vitamin C có trong nước cam, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và giảm khả năng hấp thụ thức ăn, gây nên các vấn đề như đầy bụng, đau bụng, và tiêu chảy.
Do đó, nếu uống sữa thì bạn không nên uống cam ngay sau đó và ngược lại.
Không dùng chung với thuốc kháng sinh
Axit trong nước cam có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, trong nước cam cũng chứa một thành phần gần giống như narigin, có thể hạn chế việc kích hoạt các enzym vận chuyển thuốc, khiến việc hấp thụ thuốc của cơ thể bị cản trở và khó khăn hơn.
Ngoài ra, thuốc huyết áp, dị ứng, viêm xoang, viêm loét dạ dày... cũng không nên dùng chung với nước cam. Khi không còn phải uống thuốc kháng sinh thì bạn có thể sử dụng nước cam.
Không uống khi ăn no
Không sử dụng nước cam hay ăn cam sau bữa ăn, đặc biệt khi bạn đã ăn no. Lý do là lúc này hệ tiêu hóa của bạn đang cật lực làm việc để tiêu hóa thức ăn, mà bạn uống thêm nước cam nữa thì đồng thời tạo gánh nặng và khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, như đau bụng, khó tiêu... vì vậy, tốt nhất sau bữa ăn khoảng 1- 2 giờ thì bạn hãy uống nước cam nhé!
Không đánh răng ngay sau khi uống nước cam
Nếu đánh răng ngay sau khi uống nước cam, axit từ cam có thể làm mòn men răng, đều này nếu diễn ra thường xuyên cũng khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng. Do đó, bạn có thể súc miệng lại cho sạch.
Khi bạn uống nước cam xong hãy chờ tối thiểu 1 tiếng, sau đó mới đánh răng, điều này nhằm giúp bảo vệ men răng tốt hơn.
Những loại nước không nên dùng chung với hải sản
Ngoài nước cam, dưới đây là những loại nước không nên dùng chung với hải sản:
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây cũng tương tự như nước cam, nó cũng chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Khi uống thức uống này với hải sản, chúng có thể chuyển hóa thành asen trioxide, gây ngộ độc.
Sữa
Kết hợp hải sản và sữa có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt và chán ăn. Điều này là do hải sản thường có vị tanh, sữa lại có vị ngọt, điều này gây nên sự khó chịu khi sử dụng chung và gây ra những vấn đề này.
Trà
Uống trà khi ăn hải sản cũng không được khuyến khích, vì sự kết hợp này có thể gây ra đầy bụng và khó tiêu. Do đó, khi ăn hải sạn bạn cần lưu ý để tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa này.
Nước dừa
Nước dừa cũng không phù hợp để ăn cùng hải sản, do nó có tính hàn, nếu ăn cùng hải sản có thể khiến bạn bị cảm lạnh, khó chịu, hay bị các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và khó tiêu, nhất là những người có bụng yếu, nhạy cảm.
Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước cam?
Đối với người trưởng thành có sức khỏe tốt có thể tiêu thụ tối đa 200ml nước cam/ ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C cần nạp của mỗi người là khác nhau, tùy vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe, tần suất sử dụng.
Lượng vitamin C cần thiết hàng ngày mà bạn có thể tham khảo như:
Phụ nữ trên 19 tuổi
Nữ giới trên 19 tuổi cần khoảng 75mg vitamin C/ ngày.
Nam giới trên 19 tuổi
Nam giới trên 19 tuổi cần khoảng 90mg vitamin C/ ngày.
Bà bầu
Phụ nữ mang thai cần khoảng 85 mg vitamin C/ ngày.