Nên bổ sung collagen trong độ tuổi nào? Cách sử dụng collagen
Collagen là một dạng protein, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp làm đẹp da.
Collagen là gì?
Collagen thực chất chính là một loại protein, chứa khoảng 1/3 hàm lượng protein, chiếm 25% tổng lượng protein cơ thể, được xem là hợp chất chứa nhiều protein nhất trong cơ thể và đến 70% cấu trúc da. Có thể nói tầm quan trọng của collagen đối với cơ thể chỉ xếp sau nước. Ngoài ra, collagen còn là thành phần chính trong các bộ phận khác của cơ thể như tóc, móng và sụn.
Collagen có 28 loại khác nhau, và được chia thành nhiều nhóm theo cấu trúc riêng, nhưng phổ biến nhất có 5 loại:
- Loại I: Da, gân, mạch máu, các cơ quan, xương (thành phần chính của phần hữu cơ của xương)
- Loại II: Chỉ có trong sụn (thành phần collagen chính của sụn)
- Loại III: Dạng lưới, được tìm thấy trong các cơ quan rỗng như mạch máu lớn, tử cung và ruột, các cơ quan phải chịu co giãn. Thường được tìm thấy cùng với Collagen loại I (ncbi.nlm.nih.gov)
- Loại IV: Hình thành lamina cơ bản, lớp biểu mô tiết ra của màng đáy
- Loại V: Bề mặt tế bào, tóc và nhau thai.
Nên bổ sung collagen trong độ tuổi nào?
Collagen chiếm 70% trong cấu trúc da và khoảng 30% protein trong cơ thể, là một loại protein có vai trò liên kết các mô ở dưới da. Collagen là một phần quan trọng của cấu trúc da, tóc, móng, xương, sụn và mô liên kết. Mặc dù cơ thể tự sản xuất collagen, nhưng việc tổn thất collagen tự nhiên xảy ra theo thời gian, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Chính vì vậy, nó sẽ làm da khô sạm, hình thành nếp nhăn, sần sùi, chảy xệ...
Độ tuổi nên bổ sung collagen bao gồm:
Người trên 25 tuổi
Ở độ tuổi sau 25 tuổi, cơ thể chúng ra mỗi năm sẽ mất đi gần 1 - 1,5 % collagen. Lúc này da thiếu collagen sẽ bắt đầu có những dấu hiệu như lỗ chân lông to, da bị khô và hình thành các nếp nhăn ở khóe miệng và đuôi mắt...
Vậy nên, sau 25 tuổi bạn có thể uống collagen để bổ sung lượng collagen bị thiếu hụt để bảo vệ làn da.
Người 30 tuổi
Ở độ tuổi 30, thì mỗi năm lượng collagen thiếu hụt còn nhiều hơn tới 7 - 10%, cũng vì vậy mà ở tuổi 30 các dấu hiệu lão hóa da rõ hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng từ việc thay đổi nội tiết tố, hậu sinh nở, tâm lý stress...cũng làm cho tóc và da của phái đẹp không còn được như trước.
Người từ 40 tuổi – 60 tuổi
Khi tuổi trung niên, quá trình sản xuất collagen trong cơ thể bắt đầu giảm đi và mất collagen diễn ra nhanh hơn, đây cũng là thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở nữ giới. Ngoài ra, collagen và estrogen giảm cũng làm da có nhiều nếp nhăn và chảy xệ.
Việc thiếu hụt nhiều collage dẫn đến tình trạng giảm độ dẻo dai và độ mịn của da, giảm mật độ xương, tóc dễ gãy rụng và vấn đề liên quan đến khớp. Việc bổ sung collagen có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa, tốt cho xương khớp và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, việc bổ sung collagen không chỉ giới hạn trong các độ tuổi cụ thể. Nếu bạn quan tâm đến việc bổ sung collagen, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để liều lượng phù hợp cho từng trường hợp và độ tuổi.
Nên uống collagen trong bao lâu?
Collagen là thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất để da mịn màng và căng tràn sức sống, nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên, uống collagen cũng phải uống đúng cách và đúng liều lượng, tránh lạm dụng uống quá nhiều.
Theo chuyên gia nói rằng cơ thể chỉ hấp thụ được một lượng collagen nhất định, khoảng 1000 - 1500mg, nếu lạm dụng bổ sung quá nhiều sẽ không mang lại tác dụng gì, mà còn gây "quá tải collagen".
Vì vậy, nếu phái đẹp muốn bổ sung collagen có thể hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bản thân. Collagen chỉ uống khoảng 3 tháng, sau đó dừng lại trong 1 tháng để collagen phát huy công dụng từ từ. Tùy vào làn da và cơ địa mỗi người mà việc uống collagen có thể mang đến kết quả khác nhau. Tuyệt đối không uống quá nhiều collagen và dùng trong thời gian dài.
Những thực phẩm chứa collagen
Có nhiều thực phẩm hỗ trợ cơ thể sản xuất collagen được khuyến nghị bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Thực phẩm giúp sản xuất collagen
- Vitamin C từ rau củ, trái cây: Cà chua, trái cây họ cam quýt, quả mọng, ớt chuống, rau là màu xanh, bưởi...
- Protein: Những thực phẩm chứa nhiều protein cũng thức đẩy sản xuất collagen như đậu nành, cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu, thịt gia cầm...
- Kẽm: Bổ sung quá các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hàu, thịt, quả hạch, ...
Những thực phẩm chứa collagen
- Trong xương và da cá ( cá nước mặn lẫn cá nước ngọt) chứa nhiều collagen
- Các món súp được hầm từ xương cũng cung cấp nhiều collagen, tuy nhiên lượng collagen còn tùy thuộc vào bạn nấu xương gì hầm, thời gian nấu và cách chế biến
- Trong da, sụn, xương của động vật mang hầm, nó cũng giúp tạo ra gelatin - là một dạng của collagen.
Khi uống collagen cần lưu ý những gì?
Sở hữu một làn da trắng sáng, căng mịn tràn đầy sức sống là niềm mong ước của phái đẹp. Việc uống bổ sung collagen kịp thời và đủ liều lượng là cách hỗ trợ cải thiện làn da và giữ gìn sắc đẹp. Khi uống collagen thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Thời điểm uống collagen tốt nhất
Để phát huy tối đa hiệu quả của collagen các bạn cũng nên lưu ý thời gian bổ sung cho hợp lý. Theo chuyên gia cho rằng, thời điểm để bổ sung collagen tốt nhất chính là khi bạn đang đói, dạ dày rỗng. Ngoài ra, bạn không uống collagen sau bữa ăn nếu không các hoạt chất không phát huy hết tác dụng của nó.
Vì vậy, bạn nên sử dụng collagen vào buổi sáng trước khi ăn sáng hoặc sau khi ăn 30 phút hoặc trước lúc đi ngủ khoảng 30 - 60 phút. Đây là 2 mốc thời gian giúp collagen phát huy tác dụng tốt nhất.
Bổ sung collagen kết hợp với chế độ ăn uống khoa học
Để có một cơ thể khỏe mạnh và sở hữu một làn da trắng mịn, tràn đầy sức sống thì bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý và thể thao thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể tăng bổ sung collagen tự nhiên như ăn nhiều thực phẩm giàu omega3, thực phẩm giàu vitamin C hay giàu lợi khuẩn, uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, củ quả...
Bên cạnh đó, bạn cần tránh xa đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas, nước ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích...
Ai không nên uống collagen?
Collagen khá an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng collagen, dưới đây là một số đối tượng không nên uống collagen:
- Người bị viêm loét dạ dày
- Đang điều trị bệnh, uống thuốc đặc trị hay đang uống thuốc tránh thai
- Người bị bệnh thận
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Người bị huyết áp thấp
- Người sắp phẫu thuật
- Người dưới 20 tuổi...
Uống đều đặn và đúng liệu trình
Việc bổ sung collagen đều đặn mỗi ngày trong liệu trình là điều rất quan trọng. Nếu bạn uống collagen mà hôm nhớ thì uống, hôm quên thì bỏ qua, hay tự ý đang uống mà ngừng lại mặc dù đang trong liệu trình...Cũng có nhiều người uống 1- 2 tháng mà không thấy da không đẹp lên, không thay đổi nhiều nên dừng bổ sung collagen. Điều này làm ảnh hưởng tới liệu trình và gây hao hụt collagen cần thiết cho cơ thể và không mang hiệu quả tốt.
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp bạn bổ sung collagen hợp lý và biết cách sử dụng để da luôn trẻ trung và sáng mịn.