(Lược sử) Những bí ẩn về nguồn gốc loài người
Sách do tác giả Thần Hy (Trung Quốc) chủ biên, được nhà xuất bản Thông tấn dịch và xuất bản năm 2002. Cuốn sách 485 trang, gồm ba phần với 9 chương.
Phần I: “Những bí ẩn về nguồn gốc loài người” gồm 3 chương.
Phần II: "Mật mã của sự tiến hoá sinh mệnh" gồm 2 chương.
Phần III: "Những bí ẩn về sinh mệnh con người" gồm 4 chương.
Cuốn sách trình bày khá phong phú những vấn đề về nguồn gốc con người và nguồn gốc loài người, nguồn gốc trái đất và nguồn gốc sự sống...lý giải những bí ẩn về đến di truyền, những bí mật về tinh thần, trí tuệ và tâm linh, những vẩn đề chưa giải thích được về sức khoẻ, về sự sống và cái chết... Cuốn sách cũng bàn đến nhiều thành quả của khoa học hiện đại, giới thiệu rất nhiều phát kiến vĩ đại của các nhà khoa học nổi tiếng, đã hoặc còn ít được nói tới ở nước ta...
Thực ra, đọc cuốn sách này chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều sai sót. Dù không có bản góc, nhưng chúng tôi vẫn ngờ những sai sót đó thuộc về việc dịch thuật và in ấn. Nhận thấy nội dung cuốn sách có nhiều bổ ích nên chúng tôi xin bỏ qua những sai sót đó để tóm lược giới thiệu cùng bạn đọc. Trong bài này, những chỗ để trong ngoặc kép là những chữ được dùng trong cuốn sách.
Phần I: Những bí ẩn về nguồn gốc loài người
Chương I: Tìm căn nguyên: rút cuộc chúng ta vẫn ở đâu
Từ lâu nay, câu hỏi đặt ra đối với các nhà khoa học là: Loài người từ đâu tới? Theo tác giả, vấn đề khởi nguồn của loài người" đã cùng với "khởi nguồn của vũ trụ", "khởi nguồn của trái đất" và khởi nguồn của sinh mệnh con người hợp thành "những mê hoặc của bốn thứ khởi nguồn lớn". Những mê hoặc đó lại đan chéo lẫn nhau, liên hệ với nhau, khiến khó thể làm rõ 'được một điều nào, nếu làm rõ được một điều nào trong đó sẽ là một đột phá vĩ đại.
Những người theo thuyết tiến hóa mà khởi thuỷ là Dsrwln (1809-1882) với cuốn sách "Khởi nguồn của các sinh vật" (ở ta thường được dịch là "Nguồn gốc các loài" 1859) và "Nguồn gốc loài người" (1871) đã chứng minh lý luận về sự tiến hoá của các loài sinh vật, và từ đó lý giải vấn để "khởi nguồn của con người". Những quan hệ gần gũi giữa người và vượn, biểu hiện về các mặt kết cấu thể hình, đặc trưng tâm lý, đặc trưng sinh lý cùng với những dị biệt khác đã nói lên rằng, điều chi phối sự phản hoá giữa người và vượn không phải là cái gì siêu tự nhiên, mà là thuộc về quy luật tiến hoá sinh học. Tất cả quá trình tiến hoá được giải thích bằng sự chọn lọc tự nhiên và chọc lọc "tính biệt". TheoDarwin, "vượn châu Phi và loài người gần gũi với nhau nhất, từ đó ông suy luận khởi nguồn của loài người là ở châu Phi".
Từ những luận điểm của Darwin các học giả có mấy giả thuyết có tính chất suy đoán như sau: Nguồn gốc loài người là từ loài vượn cổ Rama, loài này có cách đây từ khoảng 14 triệu đến 8 triệu năm. Sau khi bị tuyệt diệt, loài vượn cổ phương Nam xuất hiện (khoảng 4 triệu đến 1 triệu năm trước). Những hoá thạch đã chứng minh điều đó, nhưng vấn để đặt ra là hiện tượng “khuyết hoá thạch" khoảng 4 triệu năm, tức là người ta chưa tìm thấy hoá thạch trong khoảng từ 4 triệu đến 8 triệu năm trước đây. Chính điều này đã tạo ra những khó khăn trong việc kết luận về nguồn gốc con người. Để giải thích cho khoảng thời gian không có hoá thạch nảy, Aristh Hatal, nhà nhân học người Anh đã nêu lên một thuyết mới, thuyết "vượn biển" (1960). Ông cho rằng sự tiến hoá của loài người đã có giai đoạn không ở lục địa. Dựa vào những phân tích về giải phẫu sinh lý học trên thân thể loài linh trưởng và so sánh những đặc trưng sinh lý với các loài động vật khác, ông đã chứng minh loài người có những đặc trưng cơ thể giống với các động vật biển mà loài linh trưởng không có. Điều này có thể cho biết loài người đã có giai đoạn dài sổng dưới nước, hay có thể nguồn gốc con người từ vượn biển.
Như vậy, loài người có thể có hai tổ tiên: một là vượn cổ, một nữa là sinh vật ở biển. Đương nhiên cách thuyết minh về nguồn gốc phức hợp của song tổ tiên chỉ là một giả thuyết, chưa có chứng cớ xác thực tuyệt đối. Chính vì chưa có các chứng cớ xác thực tuyệt đối nên nơi ra đời của toài người cũng chỉ là tương đối dựa trên việc phân tích các hoá thạch. Qua phân tích, người ta đưa ra giả thuyết có thể loài người xuất hiện ở khu vực nóng ẩm ở Châu Á, phần phía nam Châu Âu và phía đông châu Phi.
Về lịch sử trái đất, cuốn sách ước lượng khoảng 4500 triệu năm. Nếu 4500 triệu năm đó được coi là 24 giờ trong một ngày, bắt đầu từ 0 giờ, một giây bằng với khoảng 5 vạn năm, một phút bằng khoảng 3 triệu năm thì:
Khởi nguồn của trải đất: Không giờ đêm.
Khởi nguồn của sinh mệnh: 5 giờ 45 phút sáng.
Khởi nguồn của động vật có xương sống : 9 giờ 02 phút tối.
Khởi nguồn của động vật có vú: 10 giờ 45 phút.
Khởi nguồn của các loài linh trưởng: 11 giờ 37 phút đêm.
Khởi nguồn của loài người có thể: 1 1 giờ 56 phút đêm.
Vượn cổ phương Nam: 1 1 giờ 58 phút đêm.
Người lý trí: 6,5 giây trước 12 giờ đêm.
ChươngII: Khởi nguồn sinh mệnh: sự thực và những nghi hoặc
Chương nàybàn về vấn đề nguồn gốc sự sống. Theo
tác giả, "Muốn nghiên cứu khởi nguồn của loài người, trước hết phải tìm hiểu khởi nguồn của sinh mệnh. . Khoa học nổi (hiển học) cho rằng sinh mệnh trái đất lấy hóa học carbon làm cơ sở...cho nênsinh mệnh trái đất và sinh mệnh của các tinh cầu ngoài trái đất đều là sinh mệnh protein của các vật chất nguyên tử carbon". "Khoa học chìm(tiềm học) thì cho rằng, có thể xuất hiện sinh mệnh vật chất silic với nguyên tố silic làm cơ sởn. Vậy thì Vấn đề nguồn gốc sự sống là như thế nào?
Các nhà khoa học đã trải qua những nghiên cứu, thảo luận rất sâu nên đã kết luận được rằng, vật chất sống có những đặc trưng cơ bản là "sự thay mới đổi cũ, phát dục sinh sôi nảy nở, thích ứng với môi trường". Sinh vật trên trái đất rất phong phú, có nhiều hình thái nhưng tất cả đều được cấu thành từ cùng một nhóm phân tử như nhau. Mọi sinh vật đã được biết về bản chất là như nhau nhưng đểu vô cùng phức tạp. Thời gian xuất hiện sự sống khó biết chính xác, qua các nghiên cứu và các chứng cứ, một số chuyên gia cho rằng khoảng 3500 triệu năm trước đã có sự sống xuất hiện trên trái đất.
Về nguồn gốc ra đời của sự sống hiện vẫn là một điều bí ẩn, tết cả các lý thuyết đều mới chỉ là giả thuyết. Một số người cho rằng sự sống là do tự sinh: bắt nguồn từ hợp khí của trời đất (Tuân tử) từ bùn và cát sỏi phát triển mà thành (Aristôt) hay từ nước biển. Một số khác lại cho rằng sự sống là "đặc sinh” hay còn gọi là do "ý chí của trời, thượng đế", được trình bày phổ biến trong các tôn giáo, truyền thuyết. Có thuyết coi "trái đất là mẹ của sinh mệnh": sự sống bắt nguồn trong quá trình hình thành trái đất hoặc sau khi trái đất đã hình thành... Đáng chú ý nhất là "thuyết phôi chủng vũ trụ". Đó là giả thuyết sự sống được sinh ra ngoài vũ trụ do tiến hoá hoá học và được mang vào trái đất có thể là do thiên thạch các sao chổi đâm vào trái đất...
Cho đến nay, sở dĩ tất cả các giả thuyết vẫn chưa giải thích được nguồn gốc sự sống, theo tác giả là bởi vì, những điều được nghiên cứu là những sự việc xảy ra từ mấy tỉ năm về trước. Lúc đó, điều kiện môi trường trái đất có thể hoàn toàn khác với hiện nay. Hướng đi có tính khoa học nhất, đúng đắn nhất cho vấn đề này, chính là hướng mà Ăngghen đã chỉ ra trong "Biện chứng của tự nhiên" và trong "Chống Duyring".
ChươngIII: Vượn cổ: nhận định của loài người đối với tổ tiên
Trong thế kỷ XVIII và XIX đã diễn ra hàng loạt quan điểm của các nhà nhân học, giải phẫu học... lý giải vấn đề liệu người và vượn có phải là cùng một nguồn gốc hay không. Darwin cùng những người theo thuyết tiến hoá của ông đã chiến thắng và các nghiên cứu vẫn được tiếp diễn cho tới hiện nay. Tuy vậy, những vấn đề đặt ra vẫn còn khá nhiều. Những vấn đề ấy có thể được sáng tỏ khi người ta chú ý nghiên cứu môi trường sinh thái của người vượn cổ.
Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt giả thuyết và chứng cứ khoa học, như việc chuyển từ sống trên cây xuống sống dưới đất, từ việc ăn thịt thay cho ăn cỏ, từ sự thay đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng rụng lông... nhằm chứng minh sự chuyển biến từ vượn thành người. Tư thế đứng thẳng của cơ thể đã tạo nên sự thay đổi lớn lao ở vượn, cùng với điều đó là sự xuất hiện của lao động và ngôn ngữ sự xuất hiện các công cụ sản xuất và trao đồi tín hiệu đã làm cho vượn phát triển thành người.